Báo Guardian (Anh) ghi nhận hàng chục ngàn dân Hồng Kông thách thức ‘Trung Quốc cai trị’ bằng cuộc tuần hành dài 2 dặm trên đường phố vào chiều 1.7, để phản đối những tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Dân Hồng Kông thách thức nền ‘cai trị’ của Trung Quốc bằng cuộc tuần hành dài 2 dặm

Trần Trí | 02/07/2017, 12:46

Báo Guardian (Anh) ghi nhận hàng chục ngàn dân Hồng Kông thách thức ‘Trung Quốc cai trị’ bằng cuộc tuần hành dài 2 dặm trên đường phố vào chiều 1.7, để phản đối những tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đây là cuộc tuần hành truyền thống, tổ chức hàng năm để kỷ niệm sự kiện 20 năm trước, dưới làn mưa lạnh ngày 1.7.1997, Toàn quyền Anh cuối cùng là ông Chris Patten khóc khi thực hiện việc trao trả xứ nhượng địa Hồng Kông cho Trung Quốc.

20 năm sau, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có những tuyên bố khiến người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông giận dữ.Họ xuống đường phản đối sau khiông Tập cảnh cáo Hồng Kông chớ nên trở thành địa bàn thách thức quyền lực của Bắc Kinh.

Sáng 1.7, ông Tập dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc (1.7.1997-1.7.2017).

Ông Tập tuyên bố: “Bất kỳ âm mưu nào gây nguy hại cho an ninh và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, thách thức chính quyền trung ương và quyền lực của Luật Cơ bản của Đặc khu hành chính Hồng Kông, hoặc lợi dụng Hồng Kông để xâm nhập và tiến hành các hoạt động phá hoại chống lại đại lục là một hành động vượt lằn ranh đỏ và dứt khoát không thể tha thứ”.

Quân Trung Quốc đồn trú ở Hồng Kông

Trung Quốc 'xé toạc' thỏa thuận chung với Anh

Luật Cơ bản bảo đảm cho Hồng Kông được tự do trong “ít nhất 50 năm” tính từ năm 1997. Thành phố 7,3 triệu dân này được xếp là một đặc khu hành chính, được điều hành theo công thức“Một quốc gia, hai chế độ” vốn cho thành phố này nhiều quyền tự chủ, như tự do ngôn luận, và là nơi duy nhất thuộc lãnh thổ Trung Quốc được phép xuống đường phản đối.

Tuyên bố của ông Tập cho thấy Bắc Kinh cực kỳ khó chịu với những kêu gọi của các nhà hoạt động chính trị trẻ tuổi là cho Hồng Kông hoàn toàn tự quyết, hoặc hoàn toàn độc lập khỏi Trung Quốc.

Ông Tập khẳng định Hong Kong có “những quyền tự do và dân chủ mở rộng hơn bất cứ thời điểm nào khác trong lịch sử tồn tại của nó” và cam kết giữ nguyên thể chế bán tự trị tại đặc khu hành chính này.

Trung Quốc và Anh từng có Bản tuyên bố chung 1984, mang nội dung trao cho Hong Kong những quyền không có ở đại lục, thông qua thỏa thuận “một quốc gia, hai chế độ” kéo dài 50 năm.

Tài liệu này là cơ sở để Anh đồng ý từ bỏ quyền kiểm soát nhượng địa Hồng Kông.

Tuy nhiên ngày 30.6.2017, Bộ ngoại giao Trung Quốc chính thức từ chối Bản Tuyên bố chung năm 1984. Người phát ngôn Lục Khảng tuyên bố:

“Bản Tuyên bố chung Trung - Anh là một tài liệu lịch sử, không còn ý nghĩa thực tiễn và không hoàn toàn bắt buộc đối với cách chính quyền trung ương quản lý Hồng Kông

Theo báoGuardian, Trung Quốc đã “xé toạc” những lời hứa với Anh, và chứng tỏ với thế giới rằng Bắc Kinh là "bá chủ".

Lời tuyên bố cứng rắn của ông Tập phản ánh sự tự tin rằng Trung Quốc có khả năng định hình các sự kiện của thế giới, có quyên dọa nạt hoặc phớt lờ những quốc gia kém quyền lực hơn, ví dụ Anh.

Người tuần hành đòi bỏ tù Lương Chấn Anh

Theo Guardian, sau khi ông Tập rời Hồng Kông, cuộc tuần hành diễn ra. Ban tổ chức nói có khoảng 60.000 người tham gia, ít hơn so với con số mong đợi 100.000 người. Cảnh sát nói chỉ có 14.500 người tham gia.

Người tham gia tuần hành nói ông Tập không hiểu dân Hồng Kông muốn tự do, hưởng quyền dân sự và tuân thủ pháp luật, và Trung Quốc chỉ có một giải pháp là vung tiền để xử lý những vấn đề của thế giới.

Người tuần hành còn kêu gọi bỏ tù đặc khu trưởng sắp mãn nhiệm Lương Chấn Anh vì ông bị cáo buộc tham nhũng.Họ trương các biểu ngữ động viên phong trào dân chủ vốn chưa đạt nhiều tiến bộ, như “Không bao giờ lùi bước”, “Chiến đấu vì Hồng Kông” hoặc “Sinh vào những thời điểm thì gánh những trách nhiệm nhất định”.

Nhóm biểu tình 'Bất tuân dân sự" xuống đường tuần hành

Martin Lee, một cựu nghị sĩ 79 tuổi người Hồng Kông, nói: “Chúng tôi đang bước trên một con đường khó khăn tiến tới dân chủ, và cứ tiếp tục bước thì chúng tôi sẽ thành công”.

Người ủng hộ Lee gọi ông là “Cha già của nền dân chủ”, còn phe ủng hộ Trung Quốc gọi ông là “Tên phản bội, con chó theo đuôi bọn thực dân.”

Nam sinh trung học Martyn Chai, 17 tuổi, nói: “Chúng tôi không tấn công Trung Quốc, chúng tôi chỉ bảo vệ sự tự do, quyền lợi của chúng tôi. Tất cả những gì chúng tôi kêu gọi là giữ lời hứa: Có quyền tự quyết và tự điều hành, nhưng chính phủ Trung Quốc chỉ muốn kiểm soát Hồng Kông. Chúng tôi đã bị lừa dối suốt 20 năm từ khi được trả về Trung Quốc”.

Chai nói thêm: "Người Hồng Kông hoàntoàn khác dân Hoa lục, có lối sống và văn hóa khác biệt, và em không cảm thấy có liên quan với Hoa lục."

Chai vẫn phẫn nộ việc Bắc Kinh không cho dân Hồng Kông bầu cử tự do và công khai hồi năm 2014. Quyết định này của Trung Quốc đã khiến hơn 100.000 người xuống đường suốt 79 ngày, tham gia phong trào bất tuân dân sự "Chiếm đóng" để phản đối.

Nhưng theo Guardian,cảm giác tuyệt vọng bắt đầu có nơi người Hồng Kông. Họ cảm thấy không có quyền lực đối với chính phủ Trung Quốc.

Nữ sinh viên Esther Lau cho biết, từ 3 năm qua, ngày càng ít người tham gia phản đối, vì chẳng có gì thay đổi. Chúng tôi gào thét nhưng mọi sự vẫn thế, nên người ta nghĩ là vô ích. Nhưng chúng tôi phải chứng minh với chính quyền, rằng chúng tôi không hài lòng với những hành động của họ. Sự bức xúc của chúng tôi phải được lắng nghe.

Vĩnh Thụy (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân Hồng Kông thách thức nền ‘cai trị’ của Trung Quốc bằng cuộc tuần hành dài 2 dặm