Chúng tôi được chứng kiến một đám cưới truyền thống của người Vân Kiều ở Đá Còi, xã Ngân Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình tại đất cổ Trường Sơn. Ông Hồ Văn Ba đón rể về nhà để cưới chồng cho con gái. Ông tự hào và vui mừng vì lễ cưới còn giữ được nếp xưa và có nét hiện đại do con trai, con dâu đưa về. Theo tiếng Vân Kiều, đám cưới là rưh penl.

Đám cưới truyền thống của người Vân Kiều ở Quảng Bình

Quốc Nam | 17/11/2018, 16:35

Chúng tôi được chứng kiến một đám cưới truyền thống của người Vân Kiều ở Đá Còi, xã Ngân Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình tại đất cổ Trường Sơn. Ông Hồ Văn Ba đón rể về nhà để cưới chồng cho con gái. Ông tự hào và vui mừng vì lễ cưới còn giữ được nếp xưa và có nét hiện đại do con trai, con dâu đưa về. Theo tiếng Vân Kiều, đám cưới là rưh penl.

Lễ cướiphải có 1 chiếc kiếm, 1 nồi đồng, 1 vòng cườm đeo cổ, 1 vòng bạc trắng. Nhà trai cũng chịu luôn tiền cưới, gạo nếp, heo, gà cho bên nhà gái mở tiệc đãi bạn bè họ tộc.

Kiếm nhằm nhắn nhủchàng trai Vân Kiều luôn bảo vệ gia đình, bản quán, nó có cái chuôi kiếm và lưỡi kiếm mang ýnghĩa thủy chung của vợ chồng. Nồi đồng biểu trưng sự thịnh vượng của quê hương, vòng cườm và bạc trắng là món quà cho phụ nữ Vân Kiều đẹp thêm trong mắt con trai dân bản.

Chú rểcó nghĩa vụ ở lại nhà vợ một đêm, hôm sau làm lễ rước dâu (pưh axuoi), con dâu về chạm nhà sàn, mẹ chồng đón vào đường sàn cầu thang bếp làm phép rửa chân (riêu adang kuman)cho con. Con dâu không được phép vào thẳng cửa chính mà phải xuống bếp làm lễ bắc bếp (mưchut kơpet)cúng thần lửa, báo cáo có con dâu mới về, việc bếp núc từ nay có thêm người mới. Lễ có đôi gà trống mái, một líp xôi cùng chai rượu cho thần lửa được vui cười.

Bản Đá Còi ẩn sâu trong những tàng cây và nương ruộng của rặng Trường Sơn

Anh em của bản dậy sớm đến nhà ông Ba mổlợn để làm tiệc mừng cưới

Nhà ông Ba trồng rừng, có điều kiệnnên con gái được mời thợ trang điểm miền xuôi lên

Hồ Thị Tròn ngày về nhà chồng cách đó 21km

Dân bản lại qua trước nhà mừng vui đám cưới của Tròn

Nhà trai đến bên ngoài hàng rào nhà gái với các bậc trưởng họ của chú rể Hồ Văn Chức, họ làm lễ xin đường (rahgla)vào nhà gái với cái bát bỏ lá cây dâu cùng sáp ong

Sau đó cậu của nhà trai trao kiếm, vòng đeo cổ, vòng bạc cho nhà gái đón nhận ở cầu thang lên nhà sàn

Kiếm được trao cho cô dâu đưa vào nhà chính làm lễ

Thầy cúng bản Đá Còi làm lễ rửa kiếm bằng rượu bản

Sau đó chú rểđược phép uống rượu nhà gái để trở thành con cái

Tiếp đó thầy cúng trình tổ tiên kiếm của nhà trai Vân Kiều đã trình diện

Các món gà luộc, thịt lợn,dao, gạo, rượu... được dâng cúng tổ tiên

Nhà trai biếu nhà gái 3 thếp bánh dày của Vân Kiều làm từ gạo nếp, chú rểcắt bánh mời mọi người

Hôm sau nhà trai làm lễ xin rước dâu

Mọi người uống rượu chia tay cô dâu

Nhà chú rểngoài tổ chức lễ truyền thống còn dựng rạp để mời bạn bè trẻ tuổi theo cách hiện đại

Quốc Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đám cưới truyền thống của người Vân Kiều ở Quảng Bình