Bà Erin McKee - Đại sứ Mỹ tại Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và Vanuatu - vừa đưa ra phát ngôn đầu tiên về cuộc bạo động ở thủ đô Honiara của Quần đảo Solomon cuối tháng trước.

Đại sứ Mỹ ngầm chỉ trích Thủ tướng Solomon thân Trung

Cẩm Bình | 14/12/2021, 07:52

Bà Erin McKee - Đại sứ Mỹ tại Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và Vanuatu - vừa đưa ra phát ngôn đầu tiên về cuộc bạo động ở thủ đô Honiara của Quần đảo Solomon cuối tháng trước.

Nữ quan chức ngoại giao nhận xét thiệt hại về người lẫn tài sản trong cuộc bạo động quá thảm khốc, đáng lẽ không nên xảy ra.

Bà cho biết dự án viện trợ mà Mỹ dành cho Quần đảo Solomon là kết quả của hoạt động trao đổi giữa Thủ tướng Manasseh Sogavare và cựu Phó tổng thống Mike Pence, quan chức phụ trách viện trợ và quốc phòng đã sang thăm Quần đảo Solomon vào tháng 8.2019.

Vậy mà Quần đảo Solomon cắt đứt quan hệ với Đài Loan và chuyển sang lập quan hệ với Trung Quốc ngay tháng 9, dự án viện trợ sau đó bị trì hoãn nhưng Peace Corps - chương trình tình nguyện do chính phủ Mỹ điều hành - vẫn hợp tác với một số cộng đồng tại Quần đảo Solomon xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài.

“Bạn có muốn thấy viện trợ chỉ mang lại lợi ích cho 1 người, 1 đảng phái, 1 tài khoản ngân hàng không? Hay bạn muốn thấy viện trợ đem đến quyền lợi cho toàn bộ gia đình, giúp toàn bộ cộng đồng trở nên mạnh mẽ hơn, Làm giàu cho toàn bộ quốc gia? Là quốc gia độc lập và dân chủ, bạn có quyền lựa chọn hợp tác với ai”, Đại sứ McKee tuyên bố.

Phát ngôn của Đại sứ McKee được đưa ra sau khi Thủ tướng Sogavare vừa bị một chính trị gia đối lập cáo buộc sử dụng tiền từ một quỹ phát triển quốc gia do Trung Quốc cung cấp để củng cố sức mạnh chính trị của mình. Ông phủ nhận cáo buộc.

dar0_0_800_600_w1200_h678_fmax.jpg
Thủ tướng Manasseh Sogavare - Ảnh: DW

Thủ tướng Sogavare bị nhiều nhân vật lãnh đạo chính quyền đảo Malaita (đảo lớn nhất của Solomon) chỉ trích mạnh mẽ vì quyết định cắt đứt quan hệ với Đài Loan và chuyển sang lập quan hệ với Trung Quốc đại lục năm 2019. Malaita tẩy chay dự án cùng công ty Trung Quốc, năm 2020 nhận một chương trình viện trợ 25 triệu USD từ Mỹ.

Bạo động ngày 24.11 trước nổ ra từ một cuộc biểu tình ôn hòa với lực lượng chính là người đến từ Malaita bất bình với chính phủ trung ương. Cảnh sát bắn hơi cay cùng đạn cao su, người biểu tình sau đó phóng hỏa tòa nhà quốc hội, đồn cảnh sát…

Người biểu tình tiếp tục xuống đường vào ngày 25 và 26.11 bất chấp lệnh phong tỏa mà Thủ tướng Sogavare đưa ra. Hơn 200 cảnh sát từ Úc, New Zealand, Papua New Guinea and Fiji được phái đến giúp đỡ ổn định tình hình.

Thủ tướng Sogavare đổ lỗi sự can thiệp và kích động lực lượng biểu tình từ bên ngoài, dường như ám chỉ Đài Loan và Mỹ: “Sức ép từ bên ngoài gây ảnh hưởng rất lớn. Tôi không muốn nêu đích danh, chúng tôi dừng ở đây”.

Bài liên quan
Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung: Lịch sử có lặp lại?
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng, việc ông đe dọa áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc có thể đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một cuộc chiến thương mại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại sứ Mỹ ngầm chỉ trích Thủ tướng Solomon thân Trung