Phía Đài Loan đã tố Trung Quốc bắt nạt họ khi phản đối hòn đảo tự trị tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Đài Loan và Trung Quốc khẩu chiến dữ dội về chuyện gia nhập CPTPP

Hoàng Vũ (theo Reuters) | 24/09/2021, 12:10

Phía Đài Loan đã tố Trung Quốc bắt nạt họ khi phản đối hòn đảo tự trị tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo Reuters, Đài Loan hôm 22.9 đã nộp đơn xin gia nhập hiệp định thương mại quan trọng tại châu Á - Thái Bình Dương, chỉ chưa đầy một tuần sau khi Trung Quốc đệ đơn.

Việc đạt được chấp thuận từ toàn bộ 11 quốc gia thành viên (gồm Canada, Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam) là yêu cầu cần thiết để cho phép các nước và vùng lãnh thổ mới gia nhập thỏa thuận.

Đài Loan cho rằng nỗ lực của mình trong việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể gặp rủi ro nếu như Trung Quốc được chấp nhận trước.

Phản ứng trước đơn gia nhập của Đài Loan, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi  đã bày tỏ sự hoan nghênh, nói rằng Đài Loan “một đối tác cực kỳ quan trọng của Nhật”, cùng chia sẻ các giá trị chung, do vậy, phản ứng của Tokyo đối với hành động của Đài Loan xin gia nhập CPTPP “dựa trên quan điểm chiến lược và hiểu biết công khai”.

1546226900-346-cptpp1-1546167351-width1793height1043.png
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một hiệp định về nguyên tắc thương mại giữa Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam - Ảnh: Internet

Trước diễn biến này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 23.9 đã lên tiếng phản đối Đài Loan "tham gia vào bất kỳ hiệp ước hoặc tổ chức chính thức nào". 

Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cho biết việc Trung Quốc tham gia CPTPP sẽ có lợi cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch. Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối Đài Loan sử dụng thương mại để thúc đẩy "không gian quốc tế" của mình hoặc tham gia vào các hoạt động giành độc lập.

"Chúng tôi hy vọng các quốc gia có liên quan xử lý các vấn đề liên quan đến Đài Loan một cách thích hợp và không mang lại sự thuận tiện hoặc cung cấp nền tảng cho các hoạt động đòi ly khai của Đài Loan", Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cho hay.

Cùng ngày, Trung Quốc đã cho 24 máy bay quân sự tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo, động thái mà Đài Bắc mô tả là một hình thức quấy rối gần như hàng ngày.

Trong một tuyên bố vào cuối ngày 23.9, Cơ quan Đối ngoại Đài Loan cho biết Trung Quốc "không có quyền phát biểu" về việc tham gia CPTPP của Đài Loan.

"Chính phủ Trung Quốc chỉ muốn bắt nạt Đài Loan trong cộng đồng quốc tế và là tác nhân chính trong việc gia tăng sự thù địch trên khắp eo biển Đài Loan", tuyên bố của cơ quan ngoại giao Đài Loan cho hay.

Cơ quan Đối ngoại Đài Loan cũng nhấn mạnh Trung Quốc không phải là thành viên của CPTPP và hệ thống thương mại của nước này đã bị nghi ngờ rộng rãi trên toàn cầu vì không đáp ứng các tiêu chuẩn cao của nhóm.

Cơ quan này cũng cáo buộc Trung Quốc đã cử lực lượng không quân của mình đến uy hiếp Đài Loan ngay sau khi hòn đảo công bố đơn đăng ký gia nhập CPTPP. "Những hành vi như vậy chỉ có thể đến từ Trung Quốc", tuyên bố cho biết thêm.

Phó chủ tịch cấp cao Công ty Tư vấn Park Strategies có trụ sở tại Mỹ, ông Sean King nhận định rằng, bất kỳ thành viên CPTPP nào cũng có thể phủ quyết đơn xin gia nhập nên rất có thể Trung Quốc sẽ tìm cách gây áp lực hoặc lôi kéo một trong số 11 thành viên hiện tại của nhóm để chặn việc gia nhập của Đài Loan.

"Rất khó để New Zealand và Singapore từ chối Đài Loan vì cả hai đều có hiệp ước thương mại tự do hiệu quả với hòn đảo . Hơn nữa, lực lượng vũ trang của Singapore tập trận ở Đài Loan. Trong khi đó, Nhật và Úc được kỳ vọng sẽ ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Đài Bắc, trong khi việc Malaysia lên tiếng ủng hộ đơn xin gia nhập của Bắc Kinh cho thấy Kuala Lumpur có thể nghĩ khác”, ông King phân tích, đồng thời lưu ý rằng Canada cũng có thể ủng hộ Đài Loan gia nhập CPTPP.

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan và Trung Quốc khẩu chiến dữ dội về chuyện gia nhập CPTPP