Đài Loan đang cân nhắc việc đưa các tàu vũ trang ra đóng lâu dài trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép). Động thái này sẽ làm tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.

Đài Loan tính đưa quân ra Trường Sa, căng thẳng Biển Đông leo thang

Một Thế Giới | 16/10/2014, 19:17

Đài Loan đang cân nhắc việc đưa các tàu vũ trang ra đóng lâu dài trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép). Động thái này sẽ làm tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.

Ba Bình là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa và đủ lớn để xây một quân cảng mà Đài Loan đang xây dựng. Đài Loan trước đó đã cho biết cảng, dự kiến ​​sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2015, sẽ đủ khả năng đón tàu khu trục 3.000 tấn cập bến.

Các quan chức thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan và Bộ Quốc phòng của Đài Loan đang quản lý phi pháp hòn đảo này. Họ cho biết cảng có thể trở thành nơi đồn trú thường trực của các loại tàu chiến.

"Chúng tôi đang thảo luận về khả năng này", Chen Yeong-kang, tư lệnh của hải quân Đài Loan cho biết dù thừa nhận rằng "đó là một vấn đề rất nhạy cảm". Dự kiến, các tàu quân sự được triển khai chủ yếu dùng cho cứu hộ và bảo trì, mặc dù chúng sẽ được trang bị hệ thống vũ khí. Hiện chưa rõ có bao nhiêu tàu sẽ được triển khai và khi nào có quyết định chính thức về kế hoạch này.

Shih Yi-che, người phát ngôn của Cảnh sát biển của Đài Loan, cho biết: "Mục đích của hành động này nhằm bảo vệ chủ quyền của Trung Hoa dân quốc với đảo và vùng biển xung quanh". Đây là một tuyên bố vi phạm trắng trợn chủ quyền của nước khác.

Trước động thái này của Đài Loan, Trung Quốc phản ứng ra sao? Trung Quốc, tuyên bố Đài Loan là một tỉnh phản loạn và không loại trừ việc sử dụng vũ lực để "thống nhất" Đài Loan. Tuy nhiên, trong việc này họ lại đưa ra một phản ứng "khuyến khích" với kế hoạch của Đài Loan.

"Đài Loan và đại lục đều là một phần của một nước Trung Quốc. Các hoạt động có liên quan của người Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận, bao gồm cả đảo Ba Bình không có gì phải than phiền", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố gửi đến Reuters.

Các chuyên gia tin rằng Trung Quốc muốn đảo Ba Bình vẫn còn dưới sự kiểm soát của Đài Loan hơn là rơi vào tay các nước khác. Họ tin tưởng rằng khi "thống nhất" xong đất nước thì đảo Ba Bình cũng "về với" Bắc Kinh.

Tuy nhiên, tàu chiến Đài Loan đóng thường trú tại quần đảo Trường Sa sẽ là một cơn đau đầu nhất định cho Bắc Kinh giữa lúc họ phải vật lộn với cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ kéo dài nhiều tuần ở Hồng Kông trong khi phong trào đòi ly khai đang dâng cao ở khu vực Tây Tạng và Tân Cương.

Tham vọng có đảo Ba Bình trước khi thống nhất Đài Loan của Trung Quốc sẽ bị đe dọa. Cần nhớ, đảo Ba Bình là hòn đảo hiếm hoi trên Biển Đông có nguồn nước ngọt và rất tiện để đóng quân lâu dài. Đài Loan rất cảnh giác trước việc Trung Quốc dùng quân chiếm Ba Bình nên luôn đề phòng không chỉ ở Hoa Đông mà ở cả Biển Đông.

Chắc chắn ý định củng cố quân sự của Đài Loan tại đảo Ba Bình sẽ vấp phải sự phản đối từ các nước khác trong khu vực. Ông Ian Storey, một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore, cho biết kế hoạch của Đài Loan sẽ khiến các nước khác tức giận. "Tôi hoàn toàn có thể dám chắc chúng ta sẽ thấy Việt Nam thực hiện các biện pháp phản đối, tiếp theo là Philippines".

Một chỉ huy cấp cao của hải quân Philippines nói rằng kế hoạch của Đài Loan sẽ dẫn đến leo thang hoạt động quân sự tại quần đảo Trường Sa và nó có thể làm tăng khả năng xảy ra "sự cố".

Về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mọi hoạt động của nước ngoài liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà không được phép của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị pháp lý.
>>Lầu 5 góc kêu gọi quân đội "sẵn sàng chiến đấu với Nga"
>>Hết tiền, Ukraine phải hoãn xây dựng hầm mộ Chernobyl
>>Ukraine xây Vạn lý trường thành là để vào NATO
    • >> Nga cho nữ “giặc lái” Ukraine đi viện tâm thần
  • >> Moscow đòi Ukraine giải thích việc xuất khẩu hàng cấm vào Nga
  • >> Ông Kim Jong-un tiếp khách qua thư tay!
  • >> Việt Nam sẽ không bỏ qua việc TQ khiêu khích trên đảo Phú Lâm
  • >> Cựu thủ tướng Ukraine: Chính quyền đừng quỳ gối cầu xin Nga nữa!
  • >> Mỹ sẽ ra tay nếu Trung Quốc động binh tại Hoa Đông

Anh Tú (theo Reuters)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan tính đưa quân ra Trường Sa, căng thẳng Biển Đông leo thang