Hôm 31.3, lực lượng không quân Đài Loan cho biết đã quyết định mua phiên bản nâng cấp tên lửa đất đối không Patriot của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ), khi hòn đảo này đề phòng mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Quốc.
Đài Loan mua tên lửa phòng không Mỹ siêu khủng đề phòng Trung Quốc tấn công
Nhân Hoàng|31/03/2021, 18:01
Hôm 31.3, lực lượng không quân Đài Loan cho biết đã quyết định mua phiên bản nâng cấp tên lửa đất đối không Patriot của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ), khi hòn đảo này đề phòng mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Quốc.
Tên lửa đất đối không (tên lửa đánh chặn) là loại đạn tự hành được thiết kế có thể phóng lên từ mặt đất để tiêu diệt các loại máy bay hay bất cứ vật thể bay nào, chẳng hạn tên lửa khác. Nó là một kiểu của hệ thống chống phi cơ.
Đài Loan đã phàn nàn về các cuộc xâm nhập liên tục của không quân Trung Quốc trong những tháng gần đây vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo.
Lực lượng không quân Đài Loan nói với Reuters rằng đã quyết định mua tên lửa đất đối không Patriot Advanced Capability-3 Missile Segment Enhancement (PAC-3MSE), với việc giao hàng bắt đầu vào năm 2025 và triển khai trong 2026.
Cuối năm 2018, Mỹ đã thử nghiệm thành công PAC-3MSE do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển, được xem là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến và đáng tin cậy nhất trên thế giới, với khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo chiến thuật và các mục tiêu trên không. Tên lửa đánh chặn mới nhỏ gọn hơn, cho phép tăng số lượng tên lửa đánh chặn trên các bệ từ 4 lên 16.
PAC-3MSE có khả năng bảo vệ được 360 độ, trong khi vẫn duy trì được khả năng cơ động, cũng như giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng xuống còn 50%.
Lực lượng không không quân chưa tiết lộ Đài Loan dự định mua bao nhiêu PAC-3MSE vì tính chất nhạy cảm của vấn đề.
“Các kế hoạch mua này được thực hiện dựa trên mối đe dọa từ kẻ thù”, một phát ngôn viên của Lực lượng không quân Đài Loan nói với Reuters, đồng thời cho biết thêm hòn đảo sẽ tiếp tục “tăng cường năng lực phòng vệ”.
Người phát ngôn cho biết lực lượng không quân Đài Loan lạc quan một cách thận trọng về tiến độ mua hàng.
Phóng tên lửa đánh chặn PAC-3MSE
Trong một báo cáo trước cơ quan lập pháp, cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết quyết định mua PAC-3MSE được đưa ra trong cuộc họp năm 2019 với chính quyền Donald Trump.
Chính phủ của Tổng thống Joe Biden hiện tại đã không công bố bất kỳ thương vụ bán vũ khí nào cho Đài Loan kể từ khi nhậm chức vào tháng 1.2020 dù đã cam kết hỗ trợ “vững chắc” cho hòn đảo.
Việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan luôn khiến Trung Quốc tức giận và đã yêu cầu chấm dứt việc này.
Vào tháng 7.2020, Trung Quốc cho biết sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt với Lockheed Martin vì liên quan đến gói nâng cấp trị giá 620 triệu USD cho các tên lửa Patriot mà Đài Loan đang vận hành.
Trước đây, Trung Quốc đã công bố các biện pháp trừng phạt tương tự với các công ty Mỹ về việc bán vũ khí cho Đài Loan dù không rõ thực hiện hình thức nào.
Giống như hầu hết quốc gia khác, Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng bị ràng buộc theo luật phải cung cấp cho hòn đảo này các phương tiện để tự vệ.
Mỹ đang thúc đẩy Đài Loan hiện đại hóa quân đội để có thể trở thành “con nhím”, khó bị Trung Quốc tấn công.
Hôm 26.3, 20 máy bay quân sự của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan trong vụ xâm nhập lớn nhất được cơ quan phòng vệ của hòn đảo báo cáo và đánh dấu sự leo thang căng thẳng đáng kể trên khắp eo biển Đài Loan.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết lực lượng không quân đã triển khai tên lửa để giám sát 20 máy bayTrung Quốc bay vào phần phía tây nam của vùng nhận dạng phòng không hòn đảo. Máy bay Đài Loan cũng cảnh báo máy bay Trung Quốc, kể cả bằng radio.
Đây là cuộc xâm nhập lớn nhất cho đến nay của không quân Trung Quốc kể từ khi cơ quan phòng vệ Đài Loan bắt đầu tiết lộ các chuyến bay quân sự gần như hàng ngày của đối thủ trên vùng biển giữa phần phía nam Đài Loan và quần đảo Đông Sa ở Biển Đông vào năm ngoái. Hiện quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát.
Một số máy bay Trung Quốc đã bay trong không phận phía nam Đài Loan và đi qua kênh Bashi, nơi ngăn cách hòn đảo này với Philippines.
Một người quen thuộc về kế hoạch an ninh của Đài Loan nói với Reuters rằng, quân đội Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận mô phỏng hoạt động chống lại các tàu chiến của Mỹ đi qua kênh Bashi.
Tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của riêng mình, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự gần hòn đảo dân chủ những tháng gần đây. Đó là động thái mà Đài Loan cho rằng gây nguy hiểm cho sự ổn định của khu vực.
Theo Đài Loan, nhiều máy bay chiến đấu Trung Quốc xuất hiện trong nhiệm vụ hôm 26.3, như 4 máy bay ném bom H-6K có khả năng hạt nhân và 10 chiến đấu cơ J-16. Theo Đài Loan, đây là điều bất thường và diễn ra khi lực lượng không quân của hòn đảo đình chỉ mọi hoạt động huấn luyện nhiệm vụ sau vụ rơi 2 máy bay chiến đấu trong tuần trước.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu hụt chip toàn cầu trầm trọng như hiện nay bắt nguồn từ việc chính quyền Trump trừng phạt Huawei và SMIC. Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc về vị trí dẫn đầu công nghệ bán dẫn khiến họ phải phụ thuộc vào Đài Loan.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Ngoài tạo ra mô hình xương gãy trước phẫu thuật, công nghệ in 3D còn giúp các bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí nẹp vít cần thiết, rút ngắn thời gian uốn nẹp và đảm bảo phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
Ngày 17.2, HĐND tỉnh Sóc Trăng tổ chức kỳ họp thứ 29 (chuyên đề) thông qua nhiều quyết nghị quan trọng, trong đó có việc sắp xếp lại bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Baidu tích hợp cả DeepSeek và các mô hình Ernie của riêng mình vào công cụ tìm kiếm, sau khi Tencent bắt đầu thử nghiệm công nghệ của công ty khởi nghiệp này trong tìm kiếm trên Weixin.
Các ĐBQH đề nghị cần có cơ chế huy động tối đa nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia vào dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận. Cơ chế này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho Nhà nước về vốn, nhân lực, tiến độ dự án, tiến tới làm chủ công nghệ.
Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô rất lớn, công nghệ phức tạp, chưa có kinh nghiệm thực hiện ở nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện.
Ông Đào Trung Thành, Phó viện trưởng Viện ABAII nhấn mạnh: “Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của AI, nhưng cần đảm bảo công nghệ này được kiểm soát và áp dụng theo các nguyên tắc đạo đức phù hợp, để AI trở thành công cụ hỗ trợ giáo dục thay vì thay thế con người”.
Trang The New Voice của Ukraine đưa tin khi báo giới đặt câu hỏi về khả năng cho phép châu Âu mua vũ khí Mỹ để viện trợ Ukraine, Tổng thống Donald Trump trả lời rằng ông đồng ý.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.