Theo báo cáo của Cơ quan phòng vệ Đài Loan, Hải quân Đài Loan đã triển khai một trong hai tàu ngầm tiên tiến nhất của mình trong cuộc tập trận hải quân phi pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Đài Loan điều tàu ngầm tập trận phi pháp tại Trường Sa

Anh Tú | 12/11/2021, 12:01

Theo báo cáo của Cơ quan phòng vệ Đài Loan, Hải quân Đài Loan đã triển khai một trong hai tàu ngầm tiên tiến nhất của mình trong cuộc tập trận hải quân phi pháp ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Báo cáo của Cơ quan phòng vệ Đài Loan năm 2021 được công bố hôm 9.11 cho biết tàu ngầm Hải Long (Rồng biển) thuộc Hạm đội 256 đã tham gia thành công một số nhiệm vụ gồm “diễn tập bắn tên lửa của Hải quân và Không quân, diễn tập Liệt Kiếm, tuần tra định kỳ và diễn tập tác chiến - chiến thuật ở quần đảo Trường Sa, diễn tập tuần tra sẵn sàng chiến đấu và diễn tập chống tàu ngầm Hải Cường”.

tau-ngam.jpeg
Tàu ngầm Hải Long và Hải Hổ của Đài Loan

Báo cáo không đề cập đến thời gian và tần suất nhưng vì đây là tổng kêst quốc phòng cho năm 2021, các nhà quan sát cho biết các cuộc tập trận có thể đã được tiến hành trong vòng 12 tháng qua.

Đài Loan đóng quân trên hai trong số những hòn đảo lớn nhất ở Biển Đông là đảo Đông Sa và đảo Ba Bình (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng phi pháp).

Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần phản đối các hoạt động quân sự của Đài Loan tại đảo Ba Bình vì đây là hành vi “xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông”.

Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, người đã nghiên cứu chương trình tàu ngầm Đài Loan, cho biết: “Thành thật mà nói, tôi không ngạc nhiên chút nào về tiết lộ này (của Đài Loan).

Ông Koh nói thêm: “Trong thời kỳ xảy ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan, tôi tin rằng các nhà hoạch định quốc phòng Đài Loan cũng sẽ muốn đảm bảo rằng sườn phía nam của hòn đảo được bảo vệ thích hợp”.

Koh cho biết các tàu ngầm có khả năng “tiến hành giám sát quân đội Trung Quốc (PLA) và các lực lượng quân sự khác, thu thập thông tin tình báo và thậm chí tiến hành huấn luyện để trau dồi khả năng tác chiến nhằm chuẩn bị cho các tình huống xung đột khác nhau”. Ông Koh kết luận: “Báo cáo của Bộ Quốc phòng chỉ xác nhận cam kết hợp lý này”.

Tin tức này được đưa ra vào thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan tăng cao. Báo cáo quốc phòng của Đài Loan dành hẳn một chương dài 12 trang để phác thảo những mối đe dọa quân sự chính mà Trung Quốc gây ra đối với hòn đảo, chỉ ra rằng Trung Quốc “chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan”.

Để chuẩn bị cho điều đó, báo cáo đặt tầm quan trọng lớn vào việc tăng cường năng lực hải quân Đài bao gồm “mua thế hệ tàu ngầm mới và nâng cấp hệ thống chiến đấu cho các tàu ngầm lớp Hải Long hiện có”.

Đài Loan có tổng cộng bốn tàu ngầm, hai trong số chúng sản xuất từ Thế chiến thứ hai, khiến chúng trở thành một trong những tàu ngầm lâu đời nhất đang được sử dụng trên thế giới. Chúng là những tàu được Mỹ thải cho Đài Loan trong những năm 1970. Hai chiếc còn lại là tàu ngầm Hải Long (SS-793) và Hải Hổ (SS-794) lớp Chiến Lược mua từ Hà Lan vào những năm 1980.

Koh nói: “Mặc dù Hải Long và Hải Hổ rất hiện đại khi mới được chế tạo, nhưng khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Hải quân PLA ngày càng nâng cao đã biến chúng ngày càng trở nên lỗi thời ”.

Đài Loan đã khởi động chương trình đóng tàu ngầm Phòng thủ bản địa vào tháng 11.2020 tại một nhà máy sản xuất tàu ngầm mới ở thành phố cảng phía nam Cao Hùng, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã viết trên Twitter.

Đài Bắc đặt mục tiêu mua 8 tàu ngầm động cơ diesel-điện với chi phí ước tính khoảng 16 tỉ USD. Vào tháng 4, cơ quan phòng vệ Đài Loan tiết lộ rằng “có sự hậu thuẫn từ các quốc gia ở Châu Âu và Mỹ” trong việc đóng các tàu ngầm mới.

Một tháng trước, Mỹ đã phê duyệt việc xuất khẩu công nghệ nhạy cảm gồm ba loại thiết bị chính là hệ thống sonar kỹ thuật số, hệ thống tác chiến tích hợp và hệ thống thiết bị phụ trợ (kính tiềm vọng) cho Đài Loan.

Leyi Qi, một nhà phân tích quân sự Đài Loan, cảnh báo hòn đảo này sẽ cần phải theo dõi cẩn thận các bước đi của mình vì nguy cơ leo thang căng thẳng ở Biển Đông rất cao. Chỉ cần một tính toán sai cũng sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan điều tàu ngầm tập trận phi pháp tại Trường Sa