Một trong những trường đại học hàng đầu của Bỉ đã quyết định đóng cửa Viện Khổng Tử do nhà nước Trung Quốc tài trợ trong khuôn viên trường, sau khi một giáo sư cao gấp của viện bị cáo buộc làm gián điệp cho Bắc Kinh.
Trong một thông báo phát đi hôm 11.12, Đại học Vrije Universiteit Brussel (VUB) xác nhận sẽ không gia hạn hợp đồng hợp tác với Viện Khổng Tử khi thỏa thuận hết hạn vào tháng 6 năm tới.
"Trường có quan điểm rằng hợp tác với Viện Khổng Tư với mục đích bao gồm thúc đẩy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc và tạo điều kiện trao đổi văn hóa nhưng bây giờ điều đó đã không còn phù hợp với chính sách và mục tiêu của trường nữa", thông báo của VUB cho biết.
Trước đó,cơ quan an ninh Bỉ cáo buộc giáo sư Song Xinning, cựu giám đốc Viện Khổng Tử tại VUB, đã có những hoạt động tuyển dụng cho tình báo của Trung Quốc.
Tờ báo De Morgen của Bỉ đã báo cáo rằng VUB đã bỏ qua một cảnh báo từ dịch vụ an ninh nhà nước về các hoạt động của viện. Ông Song sau đó bị cấm nhập cảnh vào khối Schengen, bao gồm 26 nước châu Âu, trong vòng 8 năm.
Trong một cuộc phỏng vấn với Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), ông Song cho biết cơ quan nhập cảnh Bỉ thông báo hôm 30.7 rằng ông sẽ không được gia hạn visa với lý do "ủng hộ hoạt động tình báo Trung Quốc".
Theo ông Song, quyết định này đến sau khi ông từ chối hợp tác với nhà ngoại giao Mỹ ở thủ đô Brussels. Ông cũng từ chối chia sẻ thông tin liên lạc và công việc với giới chức Trung Quốc hay nhận giúp đỡ của họ sau lệnh cấm gia hạn visa.
Ông Jonathan Holslag, một giáo sư quan hệ quốc tế tại VUB và là một trong những nhà chỉ trích Viện Khổng Tử mạnh mẽ nhất tại VUB, coi động thái đóng cửa Viện Khổng Tử của trường là một “quyết định dũng cảm”.
“Đây là tấm gương điển hình cho nhiều trường đại học châu Âu noi theo. Điều này cũng mang lại lợi ích cho sinh viên Trung Quốc, bởi vì họ là nạn nhân chính của việc chính trị hóa các hoạt động trao đổi học thuật và các nghi ngờ gián điệp”, ông Holslag nói.
Được biếtViện Khổng Tử do Bộ Giáo dục Trung Quốc giám sát, đã được thành lập tại hơn 480 cơ sở giáo dục đại học trên khắp thế giới. Trong thập niênqua, các viện đã chịu sự giám sát ngày càng tăng từ chính phủ phương Tây với cáo buộc có liên kết với hoạt động gián điệp của tình báo Trung Quốc.
Một số viện nghiên cứu ở Mỹ và Úc đã buộc phải đóng cửa vì những cáo buộc gây ảnh hưởng quá mức, trong khi một số học giả và nhà nghiên cứu Trung Quốc bị điều tra, sa thải hoặc thậm chí bị bắt ở Mỹ vì nghi ngờ đánh cắp tài sản trí tuệ hoặc không tiết lộ quan hệ tài trợ với các trường đại học Trung Quốc.
Còn tại châu Âu, Viện Khổng Tử ở đại học Leiden (Hà Lan),đại học Stockholm (Thụy Điển)và đại học Lyon (Pháp)cũng đều đã đóng cửa.
Trung Quốc trước đây tuyên bố rằnghọ sẽ tối ưu hóa việc mở rộng các viện, tăng cường khả năng và nâng cao tiêu chuẩn giáo dục. Bắc Kinh cũng cho biết sẽ cải thiện cơ hội giáo dục cho sinh viên từ các quốc gia tham gia vào sáng kiến “Vành đai và Con đường”, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia do Trung Quốc khởi xướng – chiến lược cơ sở hạ tầng nhằm liên kết Trung Quốc với khu vực rộng lớn bao gồm các nước châu Âu, châu Ávà châu Phithông qua việc thiết lập một loạt hệ thốngcác cảng, đường sắt và đường bộ được Bắc Kinh tài trợ dọc theo các hành lang giao thương trênbiển và đất liền.
Hoàng Vũ - Ái Vi(theo SCMP)