Theo trang tin AllPlane.tv, kể từ năm 2020 đã có ít nhất 64 hãng hàng không ngừng hoạt động.

Đại dịch COVID-19 khiến 64 hãng hàng không ngừng hoạt động hoặc giải tán

Cẩm Bình | 13/02/2023, 13:02

Theo trang tin AllPlane.tv, kể từ năm 2020 đã có ít nhất 64 hãng hàng không ngừng hoạt động.

Ngày 28.1, hãng hàng không Anh Flybe phá sản lần thứ hai trong vòng 3 năm. Lần thứ nhất xảy ra vào tháng 3.2020, đến 2 năm sau hãng hoạt động trở lại với hàng loạt tuyến nội địa lẫn tuyến quốc tế, nhưng chỉ sau 10 tháng lại phá sản.

Ngày 31.1, hãng hàng không Na Uy Flyr mới ra mắt năm 2022 tuyên bố phá sản.

Steve Ehrlich - Chủ tịch tổ chức Pilots Together chuyên giúp đỡ phi công thất nghiệp cho biết: “Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn vào số lượng hãng hàng không ngừng hoạt động. Nhiều hãng đã hứng chịu tác động lớn. Đại dịch phơi bày một số điểm yếu của các hãng mà chúng tôi không nhận ra suốt thời gian dài”.

dairlines-bankrupt-pandemic-empty-airport.jpg
Vắng khách, nhiều hãng hàng không đã phá sản - Ảnh: CNN

Giá vé tăng, hãng hàng không phá sản

2023 được xem là năm du lịch trở lại bình thường sau 3 năm cực kỳ khó khăn. Nhưng ngay lúc này làn sóng hãng hàng không phá sản quay trở lại, đồng thời giá vé máy bay cũng tăng mạnh.

Dữ liệu từ công ty đặt vé máy bay Flight Centre (Anh) cho thấy giá vé hạng phổ thông hiện tăng trung bình 36%. Bay đến một số điểm nhất định trở nên bất khả thi nếu ngân sách eo hẹp, ví dụ giá vé máy bay đi New Zealand tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái, giá vé hạng phổ thông và hạng thương gia từ Anh sang Nam Phi tăng 42% và 70%.

Phân tích dữ liệu của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế, công ty ForwardKeys ghi nhận lượng đặt vé máy bay toàn cầu trong quý 1/2023 giảm 22% so với năm 2019.

Khu vực Caribbean chịu ảnh hưởng ít nhất: chỉ giảm 3%. Châu Á - Thái Bình Dương giảm đến 46%, châu Phi giảm 18%, châu Âu giảm 15%, châu Mỹ giảm 9%, Trung Đông giảm 5%.

Nhưng Phó chủ tịch ForwardKeys Olivier Ponti lạc quan tin rằng mùa hè năm nay ngành hàng không sẽ rất bận rộn, miễn là các yếu tố bên ngoài không ảnh hưởng.

Theo trang tin AllPlane.tv, kể từ năm 2020 đã có ít nhất 64 hãng hàng không ngừng hoạt động. Một số ít thì hoạt động lại hoặc đổi tên, nhưng phần lớn biến mất vĩnh viễn.

Danh sách hãng hàng không biến mất vĩnh viễn có cả tên tuổi lớn, chẳng hạn như hãng hàng không quốc gia Ý Alitalia (nay hãng kế nhiệm là ITA Airways) hay hãng hàng không quốc gia Namibia Air Namibia.

Nhà sáng lập kiêm biên tập viên AllPlane.tv Miquel Ros cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy Alitalia biến mất. Hãng từ lâu đã gặp vấn đề tài chính nhưng vẫn luôn phát triển”. Ông nhận định làn sóng phá sản hiện tại chưa phải khủng hoảng diện rộng mà chỉ là cú sốc với ngành mà thôi.

“Đại dịch khiến các hãng gặp khó khăn về tài chính phải bỏ cuộc. Dù sao thì hầu hết đơn vị thất bại đều có nguy cơ ngừng hoạt động. Nhiều hãng từ lâu đã gặp vấn đề tài chính hoặc quy mô không đủ để cạnh tranh với hãng lớn”, theo biên tập viên Ros.

dai05-airlines-bankrupt-pandemic-alitalia.jpg
Alitalia biến mất vĩnh viễn - Ảnh: CNN

AllPlane.tv ghi nhận năm 2018 có 18 hãng toàn cầu ngừng hoạt động, năm 2019 tăng vọt lên 34.

Số hãng ngừng hoạt động trong 3 năm giai đoạn 2020-2022 lần lượt là 31, 19, 12. Ngay đầu năm 2023 đã có 3 hãng phá sản.

Giảng viên tại Đại học Cranfield (Anh) Pere Suau-Sanchez nhận định làn sóng phá sản là một phần của xu hướng hợp nhất: ít hãng hàng không hơn hay vài hãng sáp nhập vào cùng một đơn vị như trường hợp Aer Lingus, British Airways, Iberia, Level, Vueling đều thuộc sở hữu Công ty IAG ở châu Âu.

Ông chỉ ra sân bay cấp khu vực cũng bị đại dịch ảnh hưởng. Các hãng hàng không tập trung vào sân bay cỡ lớn để tăng tốc hồi phục.

Dự đoán tương lai

Theo giảng viên Suau-Sanchez, giá vé máy bay sẽ tiếp tục tăng trong vài năm vì các hãng cần tiền để hồi phục giá nhiên liệu tăng và ngành hàng không đầu tư vào công nghệ bền vững.

Nhà phân tích Murdo Morrison (trang tin FlightGlobal) chỉ ra các hãng hiện vẫn chưa khôi phục lịch bay như trước đại dịch, nghĩa là ít máy bay hoạt động hơn, như cầu hồi phục nhanh hơn cung nên giá ở mức cao. Ông tin rằng tình trạng này sẽ không duy trì mãi.

Trong khi đó, hãng Flybe có vẻ sẽ nhận được giấy phép hoạt động tạm thời từ Cơ quan Hàng không dân dụng Anh. Lufthansa và Air France-KLM đang cân nhắc mua Flybe.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại dịch COVID-19 khiến 64 hãng hàng không ngừng hoạt động hoặc giải tán