Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân đề xuất đổi cách tính bậc tiêu thụ điện năng thay vì ở bậc 1 từ 0-50 kWh thành từ 0-100 kWh, bậc 2 từ 101-200 kWh.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Nên thay đổi mức tính bậc tiêu thụ điện

Nam Phong | 22/05/2019, 14:29

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân đề xuất đổi cách tính bậc tiêu thụ điện năng thay vì ở bậc 1 từ 0-50 kWh thành từ 0-100 kWh, bậc 2 từ 101-200 kWh.

>>Bộ Công Thương đề nghị xử lý cá nhân cố tình xuyên tạc về giá điện

>>Thủ tướng: Việc tăng giá điện đã gây tâm tư trong dân

>>Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm rõ việc giá điện tăng

>>Bộ Công thương lập 3 đoàn kiểm tra việc tăng giá điện 8,36%

Tham gia thảo luận tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của Chính phủ và quyết toán ngân sách nhà nước 2017sáng22.5, đại biểu quốc hội Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.HCM) bày tỏ quan điểm không đồng tình với cách chia bậc thang tính giá điện như hiện nay, đồng thời đề xuất phương án thay thế.

Đại biểu Trần Hoàng Ngâncho biết nhiều ngày nay cử tri hỏi ông "liệu tình hình giá điện có giảm hay không?".

Ông cho hay, sau khi đọc báo cáo giải trình của Bộ Công Thương gửi tới Quốc hội ngày 21.5 về việc tăng giá điện vừa qua, vị đại biểu đồng thời là PGS-TS, một chuyên gia kinh tế và làthành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủcho biết, ông hiểu và chia sẻ với những nội dung của báo cáo giải trình. Tuy nhiên, ông không đồng tình với cách chia bậc thang tính giá điện như hiện nay.

Đi vào cụ thể phân tích, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, cách chia bậc tiêu thụ điện ở Việt Nam với 6 bậc, trong đó bậc 1 từ 0-50 kWh và bậc 2 từ 51-100 kWh là quá thấp. Ông dẫn chứng, ở Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ có 3 bậc tính giá điện; Indonesia, Malaysia có 5 bậc.

Lý giải cho đề xuất của mình, ôngNgân nói: "Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện của người Việt Nam tăng lên do thu nhập tăng, nhu cầu và điều kiện sử dụng các thiết bị phục vụ sinh hoạt cũng tăng lên. Do đó, bậc thang tính giá điện phải thay đổi để mức tăng giá điện 8,36% không ảnh hưởng nhiều đến người dân".

Thay vì cách chia như hiện nay, để phù hợp hơn, ôngđề xuất gộp 6 bậc như hiện nay thành 4 bậc, cụ thể làgộp bậc 1 và bậc 2 thành một bậc từ 0-100 kWh; bậc 3 và bậc 4 thành một bậc từ 101-300 kWh.

Trả lời báo chí bên lề cuộc họp sáng nay về đề xuất của mình, đại biểuTrần Hoàng Ngân có nói thêm rằng: Trước hết chúng ta phải thể hiện sự vui mừng trước các thành tựu kết quả năm 2018 và những tháng đầu năm 2019. Lâu rồi mới tăng trưởng hơn 7%.

Thế nhưng người dân thường không quá quan tâm GDP tăng trưởng bao nhiêu mà quan tâm tới giá điện, giá sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Thời gian qua, Chính phủ đã có tổ chức xem xét, nghiên cứu trước khi quyết định điều chỉnh với các mặt hàng điện, xăng dầu, dịch vụ y tế, giáo dục.

Tuy nhiên, điều lo ngại là những tháng đầu năm có những chuyển biến khó lường, nhất là giá điện. Giá điện dự kiến đã tăng từ năm 2018 nhưng để bình ổn định kinh tế vĩ mô thìkhông được điều chỉnh. Cuối tháng 3 vừa quamới điều chỉnh là 8,36%.

Nhưng việc điều chỉnh rơi vào thời điểm nắng nóng nênngười dân chịu nhiều áp lực, một là giá điện tăng 8,36%, hai là điện sử dụng nhiều hơn, 3 là bậc thang tính giá điện sinh hoạt, dùng càng nhiều giá điện càng cao. Đó là những điều gây nên những cú sốc trong hóa đơn tiền điện thời gian qua.

Và Chính phủ đã lập các đoàn thanh tra, ngành điện cũng đã có lời giải thích.

Ông Trần Hoàng Ngân còn chia sẻ, khi tiếp xúc với cử tri, ông nhận thấy cử tri chia sẻ khó khăn ngành điện nhưng cũng nêu việc cần điều chỉnh bậc thang tính giá điện. Ví dụ, ta tính bậc 1 chỉ0-50 kWh mà tính giá 1.678 đồng, từ 51 kWh lại tính giá cao hơn.

"Tôi nghĩ với điều kiện sinh sống người dân hiện nay, với thu nhập bình quân đầu người 2.590 USD, theo tôi nên thay đổi cách tính bậc thang giá điện hiện nay, chỉ nên để 4 bậc. Ở nước ngoài, hiện Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ có 3 bậc, Indonesia và Malaysia 5 bậc... Ta nên gộp bậc 1 và 2 thành 1 bậc và áp dụng giá điện của bậc 1. Như thế người dân không bị thiệt hại gì. Đó là mức ta có thể chia sẻ", ông Ngân nói.

Về câu hỏiliệuông có lo ngại gì không khi mà giá xăng, dầu trong nước vẫn đang tăng cao, ông Trần Hoàng Ngân trả lời, hồi đầu năm nay, giá dầu thô chỉ khoảng 42 USD/thùng nhưng hiện đã là 62 USD/thùng, tức là giá dầu thô tăng hơn 30%. Vì thế ta buộc phải điều chỉnh giá xăng dầu theo thị trường.

Nhưng điều đáng lo ngại chính là hiệu ứng vòng 2, tức là hiệu ứng domino của việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu tới giá cả các mặt hàng khác, có thể tạo ra lạm phát trong tâm lý.

"Ngoài ra, còn một vấn đề lo ngại là nếu tình hình Mỹ và Iran căng thẳng hơn thì cung dầu trên thế giới biến động và giá dầu thô tăng đột biến. Vì thếcần có kịch bản trước về vấn đề này. Theo tôi, Chính phủ cần sự phối hợp nhịp nhàng hơn nữa trong điều hành giá xăng, giá điện", ông Ngân nói.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đưa ra lời khuyên với người dân: "Theo tôi, người dân cũng cần hết sức bình tĩnh vàtin vào kinh nghiệm điều hành kiểm soát lạm phát ở Việt Nam".

Hiện chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam dựa vào rổ11 nhóm hàng hoá với khoảng 500 mặt hàng. Tuy nhiên trong số này, nhóm dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng cao nhất. Việt Nam cũng có cái may là giá điện, xăng lên nhưng giá lương thực giảm. Vì thế CPI những tháng đầu năm vẫn được kiểm soát dưới 3%.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu Trần Hoàng Ngân: Nên thay đổi mức tính bậc tiêu thụ điện