Một cuộc thăm dò mới đây cho thấy nhiều người Thụy Điển phản đối việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho thấy một sự thay đổi trong công luận nước này.
Cụ thể, trong cuộc khảo sát 1.000 công dân Thụy Điển của hãng Sifo cho báo Svenska Dagbladet vào tháng 6, có 49% người được hỏi nói rằng họ không muốn Thụy Điển gia nhập NATO. Trong khi đó chỉ có 33% nói rằng họ muốn Thụy Điển gia nhập NATO và 18% nói rằng họ không thể đưa ra quyết định.
Kết quả trên cho thấy sự thay đổi quan điểm nhanh chóng của người dân Thụy Điển trong vấn đề gia nhập NATO, nếu so với một cuộc khảo sát khác cũng của hãng Sifo được tiến hành hồi tháng 9.2015.Trong cuộc thăm dò đó, 41% người được hỏi nói rằng họ muốn thấy Thụy điển là một thành viên NATO, 39% chống lại ý tưởng trở thành một thành viên NATO và 20% nói rằng họ chưa có quyết định trong chuyện này.
Vào thời điểm đó, cuộc thăm dò dân ý tại Thụy Điển như là một chứng minh chosự thay đổi quan điểm của các nước Bắc Âu, được biết đến là không thích liên kết trong một tổ chức chính trị quân sự tập thể. Cuộc khảo sát vừa mới được Sifo thực hiện cho thấy sự thay đổi quan điểm này chỉ là nhất thời.
Ông Toivo Sjörén, ngườiquản lý cuộc thăm dò dân ý của Sifo nói rằng sự thay đổi quan điểm liên quan đến vấn đề gia nhập NATO tại Thụy Điển là do các chính trị gia của đảng Dân chủ Xã hội tại nước này.
Theo đó, nhóm người là thành viên của đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh là những người không muốn Thụy Điển trở thành thành viên của NATO, đặc biệt là đa số cử tri của đảng cánh tả không muốn trở thành công dân của một nước NATO.
Các cử tri trung dungcho thấy rằng họkhông muốn Thụy Điểntrở thành một thành viênNATO, bất chấp việc họ ủng hộ đảng phái nào.
Ngoài ra, Sifo cũng cho biếtcác cử tri của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo và đảng Dân chủ Thụy Điển có xu hướng sẽ đồng ý việcThụy Điển trở thành thành viên NATO.
Hồi đầu tuần, cựu Ngoại trưởng Carl Bildtdự đoán Thụy Điểnsẽ gia nhập NATO trong vòng 10 năm tới, với lý do là nước ông lo ngại xu hướng "ngày càng độc đoán" của Nga.
Vàotháng 5, Quốc hội Thụy Điển (Riksdag) đã thông quaHiệp định Hỗ trợ nước Chủ nhà (HSNA) với NATO, cho phép liên minh quân sự này có thể vận chuyển máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu và tàu chiến qua lãnh thổ Thụy Điển theo lời mời của nước này.
Hội nghị thượng đỉnh NATO 2016 sẽ bắt đầu nhóm họp tại Warsaw vào ngày 8.7, dự kiến sẽ thông qua kế hoạch tăng hiện diện quân sự của NATO tại châu Âu với lý do là "lo ngại Nga".
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra vào năm 2014, các nước NATO tại Đông Âu và các nước Baltic đã không ngừng cáo buộc Nga gây "mất an ninh khu vực". Đáp lại, Nga lên án các cuộc tập trận của NATO tại Đông Âu cũng như kế hoạch tăng sự hiện diện của khối quân sự này tại gần biên giới Nga.
Thiên Hà (theo The Local)