Lãnh đạo Đà Nẵng đề xuất sẽ thỏa thuận hoàn trả 1.200 tỉ đồng để lấy lại sân vận động Chi Lăng. Tuy vậy, lãnh đạo Ban Nội chính trung ương nhận định việc giải quyết không hề đơn giản. Phương án thỏa thuận mà thành phố đề xuất không khả thi vì phía ngân hàng khó có thể chấp thuận khi mất số tiền quá lớn.

Đà Nẵng muốn trả 1.200 tỉ để chuộc sân Chi Lăng

Lê Đình Dũng | 29/03/2019, 17:50

Lãnh đạo Đà Nẵng đề xuất sẽ thỏa thuận hoàn trả 1.200 tỉ đồng để lấy lại sân vận động Chi Lăng. Tuy vậy, lãnh đạo Ban Nội chính trung ương nhận định việc giải quyết không hề đơn giản. Phương án thỏa thuận mà thành phố đề xuất không khả thi vì phía ngân hàng khó có thể chấp thuận khi mất số tiền quá lớn.

Ngày 29.3, Đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm trưởng đoàn đã tổ chức hội nghị công bố dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng.

Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh và việc xử lý đối với sân vận động Chi Lăng, tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho hay Chính phủ sẽ làm việc với các cơ quan tư pháp xem xét về khả năng kháng nghị theo trình tự thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án đã có hiệu lực trước đó.

Theo thông tin, trong vụ án Phạm Công Danh, số tiền phải thu hồi ở thành phố Đà Nẵng rất lớn. Cụ thể số tiền phải thi hành án trong 2 vụ việc liên quan đến Phạm Công Danh là 3.946,8 tỉ đồng chiếm tỷ lệ 99,5% tổng số tiền cơ quan thi hành án của thành phố thụ lý.

Tài sản phải thu hồi theo bản án làdự án khu phức hợp dịch vụ cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc pháp lý chưa giải quyết được.

Phó thủ tướngTrương Hòa Bình khẳng định, qua công tác điều tra, xét xử, vụ án Phạm Công Danh-Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, vụ việc liên quan đến sân vận động Chi Lăng đã cho thấy có nhiều sai phạm từ công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng của chính quyền thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010- 2015.

Cụ thể như quá trình kêu gọi đầu tư, lập thủ tục giao đất, việc giao đất không đúng thẩm quyền khi UBND TP.Đà Nẵng giao cho Công ty quản lý và khai thác quỹ đất làm hợp đồng chuyển quyền cho tập đoàn Thiên Thanh; việc giao đất không căn cứ dự án đầu tư, chưa có quy hoạch được phê duyệt về tổng mặt bằng, quy hoạch chi tiếtmà chỉ dựa trên bản đồ ranh giới; đất sử dụng cho mục đích sản xuất - kinh doanh - dịch vụ nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại ghi thời hạn sử dụng lâu dài là không đúng quy định của pháp luật.

Nhưng sai phạm lớn nhất và gây phức tạp nhất chính là việc trong khi nhà đầu tư chưa triển khai thực hiện dự án, chưa làm thủ tục đăng ký đầu tư, UBND TP.Đà Nẵng đã cho phép tách sân vận động Chi Lăng thành 10 lô đất để cho các công ty thành viên của tập đoàn Thiên Thanh sau đó sử dụng thế chấp vay vốn ngân hàng, làm phát sinh về tăng giá trị nợ và lãi vay.

Chính quyền TP.Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015 đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng khi cho bán sân vận động Chi Lăng

Sau này, UBND TP.Đà Nẵng đã nhiều lần kiến nghị đề xuất xem xét xử lý đối với vấn đề sân vận động Chi Lăng trên tinh thần muốn giữ lại sân vận động này làm công trình công cộng phục vụ cho người dân thành phố.

Tại buổi làm việc với đoàn công tác, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã đề xuất xem xét xử lý theo hướng, tòa án xử hủy quyết định hành chính về việc giao đất, tách giấy chứng nhận không đúng quy định để từ đó thành phố sẽ thỏa thuận hoàn trả 1.200 tỉ đồng để lấy lại sân vận động Chi Lăng.

Ông Thơ cũng đề nghị Chính phủ và các cơ quan trung ương xem xét chỉ đạo giải quyết sớm vì để kéo dài sẽ phát sinh thêm những hệ lụy phức tạp do một số hộ dân đã giải tỏa, bố trí tái định cư nhưng vẫn chây ỳ chưa chịu di chuyển.

Trao đổi về đề xuất này, Phó trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Thái Học cho rằng giải quyết không hề đơn giản. Phương án thỏa thuận mà thành phố đề xuất không khả thi vì phía ngân hàng khó có thể chấp thuận khi mất số tiền quá lớn.

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng nhận định, khi giải quyết vấn đề sân vận động Chi Lăng phải xem xét đến những yếu tố chính trị, lịch sử, văn hóa và tình cảm của nhân dân bởi đây là nơi ghi dấu nhiều sự kiện chính trị văn hóa quan trọng của thành phố, là nơi gửi gắm tình cảm gắn bó của nhân dân địa phương, nên nguyện vọng tha thiết của nhân dân là được giữ lại sân vận động này làm công trình công cộng là hết sức chính đáng.

Phó thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc

Tuy vậy, việc giải quyết phải trên cơ sở pháp luật và thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan. Trên cơ sở ý kiến đề xuất của thành phố và các cơ quan tham mưu, Chính phủ sẽ làm việc với các cơ quan tòa án, viện kiểm sát tối cao đề nghị xem xét lại bản án đã tuyên trước đây. Với thực tế thi hành án khó khăn như hiện nay thì bản án đã đầy đủ, đúng quy định pháp luật chưa. Nếu có căn cứ thì đề nghị kháng nghị và tiến hành điều tra xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật. Nếu bản án là đúng thì cũng tìm kiếm các giải pháp cả về pháp luật và chính trị để xửlý tiếp trong quá trình thi hành án.

“Rõ ràng qua đánh giá vụ việc thì thấy có nhiều sai phạm trong việc giao đất, cấp đất, tách sổ nên khả năng tòa án phải xem xét lại các yếu tố này trong giải quyết vụ án”, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đà Nẵng muốn trả 1.200 tỉ để chuộc sân Chi Lăng