Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) vừa cứu sống thành công một bệnh nhân bị vỡ tim, là biến chứng nặng của nhồi máu cơ tim cấp, tỉ lệ tử vong rất cao.

Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị vỡ tim

Thanh Ngọc | 07/06/2022, 16:05

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) vừa cứu sống thành công một bệnh nhân bị vỡ tim, là biến chứng nặng của nhồi máu cơ tim cấp, tỉ lệ tử vong rất cao.

Bệnh nhân là cụ ông L.V.H. (71 tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long), có tiền sử bệnh tim thiếu máu cục bộ nhưng điều trị không liên tục, không theo phác đồ. Trước nhập viện khoảng 3 giờ vào ngày 22.5, người bệnh khó thở, kèm theo đau tức ngực trái, mệt mỏi tăng lên nhiều nên đã đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long điều trị.

picsart_22-06-03_09-07-24-565.jpg
Cụ ông đã qua cơn nguy kịch - Ảnh: Thanh Ngọc

Qua thăm khám và thực hiện cận lâm sàng, kết quả siêu âm cho thấy có nhiều máu trong màng tim - dấu hiệu điển hình của vỡ tim do nhồi máu cơ tim, chụp mạch vành cấp cứu phát hiện hẹp 3 nhánh mạch vành. Người bệnh được chẩn đoán vỡ thành tự do thất trái, nhồi máu cơ tim cấp.

Sau khi hội chẩn, ê kíp bác sĩ quyết định phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp khâu lỗ thủng thành tim và bắc cầu mạch vành. Ca mổ kéo dài khoảng 4 giờ. Hiện tại, người bệnh tỉnh, huyết động tạm ổn, chỉ số sinh hiệu ổn định, đang theo dõi và điều trị tại phòng nội trú.

BS.CKII Trần Phước Hòa, Trưởng khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực của bệnh viện cho biết: “Nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu nuôi dưỡng cơ tim bị tắc nghẽn hoàn toàn khiến tế bào cơ tim dần dần bị hoại tử, người bệnh có thể ngừng tim và tử vong, hoặc nếu may mắn qua khỏi cũng sẽ bị nhiều di chứng nặng nề khó phục hồi. Trong đó, vỡ thành tự do thất trái là một trong những biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim cấp, là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong ở 8% số bệnh nhân. Phần lớn tử vong nhanh chóng mà không kịp phẫu thuật do chèn ép tim cấp. Trong số những trường hợp được phẫu thuật, tỷ lệ tử vong sau mổ cũng rất cao (60-80%)”.

Theo các bác sĩ, thời gian vàng để cứu cơ tim là trong giờ đầu sau khi xuất hiện cơn đau ngực. Nếu tắc nghẽn kéo dài trên 3 giờ thì cơ tim hầu như bị tổn thương khó hồi phục dù được được điều trị tái thông mạch vành.

Bệnh mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường là những nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn nhồi máu cơ tim. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không tự ý ngừng sử dụng thuốc, giảm liều, bỏ liều để ngăn bệnh tiến triển và phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó, nên duy trì lối sống khoa học, tập thể dục thường xuyên, uống thuốc theo chỉ dẫn, giảm căng thẳng. Đồng thời nên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để phát hiện sớm những bất thường của cơ thể, và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị vỡ tim