Đó là chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) đối với trường hợp khẩn cấp của bệnh nhân L.V.S. khi gia đình bệnh nhân không có đồng nào để đóng tiền tạm ứng viện phí. Bệnh nhân có thể tử vong sau vài giờ nếu không được can thiệp bằng máy lọc máu liên tục với chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu.

Cứu bệnh nhân trước, viện phí tính sau

Phong Phạm | 24/12/2020, 10:08

Đó là chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) đối với trường hợp khẩn cấp của bệnh nhân L.V.S. khi gia đình bệnh nhân không có đồng nào để đóng tiền tạm ứng viện phí. Bệnh nhân có thể tử vong sau vài giờ nếu không được can thiệp bằng máy lọc máu liên tục với chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu.

Ngày 24.12, thông tin từ BVĐKTƯCT: các bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống 1 nam bệnh nhân 23 tuổi bị sốc nhiễm trùng từ đường hô hấp biến chứng suy đa cơ quan rất nguy kịch. Bệnh nhân nhập viện cấp cứu khi không có bảo hiểm y tế, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gần như không có khả năng chi trả bất cứ khoản chi phí nào.

3.jpg
Bệnh nhân đã ổn định sức khỏe- Ảnh: Phong Phạm

Trước đó, nam bệnh nhân L.V.S. (23 tuổi, ngụ xã Tân Bình, H.Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang được bệnh viện địa phương chuyển đến Khoa Cấp cứu BVĐKTƯCT lúc tối 14.12 trong tình trạng rất nặng: suy hô hấp, mạch nhanh, huyết áp thấp, sốt cao...

Sau 2 giờ điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, tình hình bệnh nhân tiến triển không khả quan, tình trạng khó thở ngày càng nặng, đe dọa tính mạng nên các bác sĩ phải đặt nội khí quản cấp cứu, gắn máy thở thông số cao. Đồng thời bệnh nhân được dùng thuốc an thần, giãn cơ truyền tĩnh mạch liên tục nhằm ổn định hô hấp.

Qua hội chẩn nhiều chuyên khoa, bệnh nhân được chẩn đoán: sốc nhiễm trùng từ đường hô hấp biến chứng suy đa cơ quan, viêm phổi nặng biến chứng ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ở người lớn), tiên lượng nguy cơ tử vong cao. Tình trạng bệnh nhân nguy kịch, có chỉ định lọc máu liên tục tại giường để cấp cứu song song với việc sử dụng kháng sinh phổ rộng.

Tuy nhiên chi phí phí lọc máu có thể lên đến 40 triệu/ngày trong khi bệnh nhân lại không có bảo hiểm y tế, không có khả năng chi trả viện phí. Theo tìm hiểu, gia đình bệnh nhân rất khó khăn, S. là lao động chính, hằng ngày phải đi bơm cát thuê nuôi gia đình và chăm mẹ sóc mẹ bị suy thận mạn phải lọc thận định kỳ.

4.jpg
Lọc máu liên tục để cứu bệnh nhân S.- Ảnh: Phong Phạm

Theo gia đình, khi đến BVĐKTƯCT, biết tình trạng bệnh cũng như chi phí can thiệp thì gia đình gần như muốn buông xuôi. Bởi bi kịch hơn, ngay lúc anh S. đang cấp cứu thập tử nhất sinh thì mẹ của anh cũng phải phải nhập viện tại Khoa Nội thận - Thận nhân tạo của BVĐKTƯCT để chạy thận. Hoàn cảnh gia đình bệnh nhân thực sự khánh kiệt khi khó khăn chồng lên khó khăn. Trước tình cảnh này, ban giám đốc bệnh viện đã nhanh chóng yêu cầu các ê-kíp khẩn cấp cứu người trước, viện phí sẽ tìm hướng xử lý sau.

Trong quá trình thực hiện lọc máu cấp cứu sau đó, bệnh nhân liên tục giảm tiểu cầu, vàng da toàn thân và hôn mê sâu khiến việc lọc máu vô cùng khó khăn. Các y bác sĩ thuộc ê-kíp lọc máu phải vừa truyền tiểu cầu, hồng cầu vừa lọc máu với chế độ theo dõi liên tục nhằm đảm bảo hiệu quả lọc máu tốt nhất cho bệnh nhân. Mất 2 ngày lọc máu liên tục, bệnh nhân mới dần tỉnh táo, huyết áp ổn định dần, ngưng được các thuốc vận mạch và máy trợ thở.

Một ngày sau đó, bệnh nhân rút ống trợ thở thành công, tỉnh táo, giao tiếp tốt. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân S. đã ổn định, hồi phục tốt, sinh hoạt gần như bình thường trong niềm phấn khởi của ê-kíp bác sĩ. Bởi cứu sống bệnh nhân này cũng như cứu cả gia đình bệnh nhân vốn rất khó khăn. Sức khỏe mẹ của bệnh nhân cũng đã bình phục, cải thiện nhiều.

Theo BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc phụ trách chuyên môn BVĐKTƯCT, đến nay chi phí điều trị của bệnh nhân S. đã lên đến 90 triệu đồng. Bệnh viện đã giao cho Phòng Công tác xã hội vận động mạnh thường quân và trích kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân nghèo của bệnh viện để hỗ trợ bệnh nhân.

BSCK2 Dương Thiện Phước - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc của bệnh viện cho biết: “Thành công của ca cấp cứu là sự phối hợp của các chuyên khoa, năng lực chuyên môn của tập thể nhân viên bệnh viện, sự hỗ trợ của các kỹ thuật y học tiên tiến tại bệnh viện mà trong đó có kỹ thuật lọc máu liên tục. Đặc biệt là tinh thần vì bệnh nhân, ưu tiên cứu người bệnh, chia sẻ kịp thời với những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cứu bệnh nhân trước, viện phí tính sau