Nhiều khả năng sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Nhật đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Bắc Kinh vào tuần tới, dịp hội nghị thượng đỉnh 21 nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Nhật đầu tiên tại Bắc Kinh?

Một Thế Giới | 07/11/2014, 21:00

Nhiều khả năng sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Nhật đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Bắc Kinh vào tuần tới, dịp hội nghị thượng đỉnh 21 nước thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Ngày 7.11, báo The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin Trung-Nhật đã đồng ý nối lại đàm phán về chính sách ngoại giao và các vấn đề an ninh, trong một thỏa thuận làm nâng cơ may có cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Nhật đầu tiên giữa ông Tập và ông Abe.

Hãng tin NHK (Nhật) nêu hai ông sẵn sàng gặp nhau nhân dịp APEC.

Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc (TQ) ông Dương Khiết Trì đã gặp cố vấn an ninh quốc gia Nhật Shotaro Yachi hôm 7.11 tại Bắc Kinh. Họ công bố thỏa thuận 4 điểm để dẹp bỏ “mọi trở lực chính trị” và để “hai bên bình đẳng nhìn về quá khứ và cùng trông về tương lai”, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao TQ.

Tuyên bố này cho hai bên đều có thể khẳng định một chiến thắng ngoại giao, kéo giảm căng thẳng về cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư (theo cách gọi của TQ) vốn thuộc quyền kiểm soát của Nhật và có tên Senkaku.

Bắc Kinh muốn Tokyo công nhận sự tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông. Nhật nhấn mạnh chủ quyền quần đảo này là không thể tranh chấp.

Trong hai năm qua, tàu chiến và máy bay Trung-Nhật liên tục bay áp sát vào nhau rất nguy hiểm tại khu vực tranh chấp này,  gây ra sự lo ngại cho các nước láng giềng trong khu vực và cho Mỹ, về nguy cơ một cuộc chiến sẽ bùng nổ.

Trong thời gian ấy, Bắc Kinh đóng băng quan hệ với Tokyo, khiến ảnh hưởng xấu đến chuyện kinh doanh của Nhật tại thị phần TQ, nền kinh tế lớn hàng thứ hai thế giới.

Việc tranh chấp quần đảo khiến quan hệ Trung-Nhật căng thẳng từ nhiều năm nay, cộng thêm quá khứ quân phiệt Nhật từng chiếm đóng một phần lớn đất Trung Hoa hồi Thế chiến 2.

Sự cố căng thẳng gần nhất là hồi tháng 9. 2012, khi chính phủ Nhật mua 3 hòn đảo trong cụm đảo Senkaku / Điếu Ngư của một công dân Nhật.

 TQ cáo buộc Nhật vi phạm một thỏa thuận bất thành văn là giữ nguyên hiện trạng của quần đảo này. Nhưng Nhật nói vụ mua chỉ là cách chặn ông Shintaro Ishihara, thống đốc cánh hữu của Tokyo, mua số đảo ấy.

Ông Ishihara đã thề sẽ xây dựng các công trình trên 3 đảo ấy, khiến TQ phẫn nộ. Một chuyên gia về chính sách đối ngoại nói Sứ quán  TQ ở Tokyo đã cho chính phủ Nhật biết: bất kỳ động thái xây dựng nào trên các hòn đảo là bị xem một “lời tuyên chiến”, và đó là lý do Nhật mua 3 hòn đảo.

 Các cuộc phản đối ở TQ bùng nổ sau vụ mua đảo, nhiều cửa hàng và xe con do Nhật sản xuất bị đập phá.

Hồi tháng 9.2012, tại hội nghị APEC ở Vladivostock (Nga), Chủ tịch TQ lúc ấy là ông Hồ Cẩm Đào cảnh cáo Thủ tướng Nhật lúc ấy là Yoshihiko Noda về vụ mua đảo.

Chuyên gia chính sách đối ngoại giấu tên, nói chính phủ Nhật hiểu sự cảnh cáo ấy là để động viên tinh thần nhân dân TQ, chứ không nhận ra sức mạnh của Nhật.

Từ đó, quan hệ song phương nhanh chóng suy thoái, các nhà ngoại giao Nhật nói không thể đi dự các cuộc họp cấp thấp ở TQ. Bắc Kinh bắt đầu đưa tàu hải quân đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku để xâm nhập lãnh hải Nhật.

Cuộc tranh chấp cũng vào thời điểm Trung-Nhật đều có những thay đổi chính trị, khi cả hai ông Tập và Abe đều vươn lên quyền lực. Ông Tập muốn trở thành một lãnh đạo mạnh mẽ hơn các tiền nhiệm, trong khi ông Abe hứa sẽ tỏ thái độ cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại của Nhật.

Hồi năm 2013, TQ cũng tuyên bố lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, khiến lãnh đạo Nhật -Mỹ đều phản đối. TQ tiếp tục chỉ trích ông Abe, đòi Tokyo ngưng “các chiến thuật nước đôi, thực sự tìm cách khôi phục lòng tin từ các nước láng giềng”.

Cuối năm 2013, quan hệ hai bên bắt đầu ấm lại, nhưng đến tháng 12 năm ấy, ông Abe viếng đền Yasukuni, nơi thời 2,4 triệu người Nhật chết vì chiến tranh, gồm 14 tội phạm chiến tranh lại A. Cuộc viếng đền của ông khiến TQ và Hàn Quốc cáo buộc ông Abe muốn khôi phục lịch sử hung hăng của quân phiệt Nhật.

Mỹ đã phê bình mạnh ông Abe về việc viếng đền này, vì ngại hành động của ông gây căng thẳng không cần thiết cho khu vực.  

Nhưng vài tháng qua, TQ có những bước gợi ý thiên về một cuộc làm hòa, khi giới truyền thông nước này luôn đưa tin về những chuyến thăm Băc Kinh của các chính khách và doanh nhân Nhật.

Ngày 3.11, hai bên đồng ý thừa nhận có những quan điểm khác nhau về vấn đề này, và TQ yêu cầu ông Abe không bao giờ đi viếng đền Yasukuni nữa.

“Sự thỏa thuận 4 điểm về cơ bản tạo ra một diễn đàn cho lãnh đạo Trung-Nhật gặp nhau vào tuần tới”, theo giáo sư Zhu Feng của khoa quan hệ đối ngoại trường đại học Bắc Kinh.

“Một cuộc gặp song phương sẽ là một động thái tích cực, có ích, có thể tháo cởi một số rào cản ngoại giao và lập diễn đàn cho các cuộc nói chuyện tương lai”.

Các quan chức Nhật cũng nói hai bên đồng ý lập cơ chế nóng để đề phòng những sự cố trên biển. Họ nói Bắc Kinh và Tokyo sẽ dần nối lại các cuộc nói chuyện về chính trị, ngoại giao và an ninh.

Theo một quan chức Nhật nói hồi tháng 9.2013, tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở St Petersburg (Nga) , hai ông Tập và Abe đã trò chuyện với nhau vui vẻ trong khoảng 4,5 phút.

  • >> Nga rủa kế hoạch Vạn lý trường thành của Ukraine sẽ chết yểu
  • >> Pháp lại hoãn giao tàu Mistral 3 tháng để nghe ngóng Ukraine
Trần Trí (theo The Wall Street Journal) 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Nhật đầu tiên tại Bắc Kinh?