Kể từ cuối tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần lượt tiếp đón nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ Tây Ban Nha, Singapore, Malaysia, Pháp, Liên minh châu Âu (EU).

Cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc và các nhà lãnh đạo

Cẩm Bình | 15/04/2023, 13:25

Kể từ cuối tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần lượt tiếp đón nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ Tây Ban Nha, Singapore, Malaysia, Pháp, Liên minh châu Âu (EU).

Tuần này danh sách có thêm Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.

Với Chủ tịch Tập, việc các nhà lãnh đạo lần lượt sang thăm - dù Trung Quốc từ chối lên án cuộc chiến Nga phát động tại Ukraine - là cơ hội để nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định tầm nhìn về một trật tự toàn cầu không bị chi phối bởi quy tắc do Mỹ đặt ra, cũng như để thúc đẩy giải quyết một số mối đe dọa.

3 năm thu hẹp quy mô ngoại giao vì chống dịch nghiêm ngặt, loạt thách thức kinh tế, thế cạnh tranh gay gắt với Mỹ cùng mối lo ngại về chính sách đối ngoại với Trung Quốc của châu Âu ngày càng tăng buộc Chủ tịch Tập phải "hành động".

Theo giáo sư Lý Minh Giang (Đại học Công nghệ Nam Dương): “Giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng đã đến lúc nước này thực hiện kế hoạch chiến lược của mình. Nếu kết quả tốt thì sẽ làm suy yếu các liên minh của Mỹ. Vì vậy Trung Quốc tích cực duy trì ổn định và cải thiện quan hệ với nhiều nước châu Âu, đồng thời tăng cường hợp tác với hàng loạt nền kinh tế mới nổi”.

macron-xi-beijing-meeting-1880x1253.jpg
Tổng thống Pháp gặp Chủ tịch Trung Quốc đầu tháng qua - Ảnh: Politico

Chiến lược rõ ràng

Nhâp dịp gặp gỡ các nhà lãnh đạo, Chủ tịch Tập đưa ra nhiều lời "chỉ trích ngầm" đối với Mỹ, cũng như từ ngữ thể hiện quan điểm về cách tái định hình quyền lực toàn cầu.

Như lúc tiếp đón Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hồi cuối tháng 3, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh các nước châu Á nên cùng nhau phản đối mạnh mẽ hành vi "bắt nạt", tách rời hoặc cắt đứt chuỗi cung ứng và công nghiệp, đến khi gặp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim lại kêu gọi chống lại tâm lý "chiến tranh Lạnh" và đối đầu khối.

Tiếp đón Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, ông Tập lại nhắc đến sự phát triển lành mạnh của quan hệ Trung Quốc - EU đòi hỏi EU phải duy trình tính độc lập chiến lược.

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh tuần trước, Chủ tịch Tập nói rằng hai nước đều là nước lớn có truyền thống độc lập, đều ủng hộ một thế giới đa cực (không do siêu cường nào thống trị).

Hai nhà lãnh đạo sau đó còn có “cuộc trò chuyện thân mật” tại Quảng Châu với một bữa tiệc chiêu đãi cấp nhà nước với trà và nhạc truyền thống Trung Quốc.

Tổng thống Macron - lâu nay chủ trương châu Âu nên xây dựng một chính sách địa chính trị cùng năng lực phòng thủ độc lập không phụ thuộc Mỹ - dường như tiếp thu quan điểm của Chủ tịch Tập.

Hai ông trong tuyên bố chung 51 điểm khẳng định hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ năng lượng hạt nhân đến an ninh lương thực. Khi nói về cạnh tranh Mỹ - Trung với báo giới, nhà lãnh đạo Pháp nói rằng châu Âu “không được bị cuốn vào những khủng hoảng không phải của chúng ta”.

“Bất cứ điều gì làm Mỹ suy yếu, chia rẽ phương Tây và khiến các nước xích lại gần Trung Quốc hơn đều có lợi cho Chủ tịch Tập. Vì vậy chuyến công du của Tổng thống Macron được xem là thắng lợi với Bắc Kinh”, giáo sư Jean-Pierre Cabestan (Đại học Baptist Hồng Kông) nhận xét.

Chiến thắng trong ngoại giao

Chuyến thăm của Tổng thống Silva cũng có thể là một chiến thắng ngoại giao nữa của Chủ tịch Tập.

Nhà lãnh đạo Brazil từng mở ra thời kỳ bùng nổ giao thương giữa hai nước khi nắm quyền cách đây 20 năm. Ở chuyến thăm mới nhất ông đi cùng nhiều doanh nhân, thống đốc bang, nghị sĩ, bộ trưởng, ký kết hàng loạt văn kiện hợp tác ở lĩnh vực thương mại, đầu tư, kinh tế số, đổi mới khoa học-công nghệ, thông tin-viễn thông, giảm nghèo, kiểm dịch, hàng không vũ trụ.

Tổng thống Silva tái nắm quyền làm thay đổi động lực quan hệ Brazil - Trung Quốc vốn từng có thời điểm căng thẳng lúc người tiền nhiệm Jair Bolsonaro tại vị.

Theo nhà nghiên cứu Luiza Duarte (Đại học Mỹ): “Chủ tịch Tập sẽ nhận ra Tổng thống Silva là người ủng hộ mạnh mẽ Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), cởi mở với cải cách hệ thống quản trị toàn cầu, mong muốn tránh liên kết với Mỹ”.

Chuyến thăm Trung Quốc được chào đón nồng ấm, trái ngược với chuyến thăm Mỹ chưa đến 24 tiếng đồng hồ đầy "bực bội" hồi tháng 2, nhà nghiên cứu Duarte lưu ý. Bắc Kinh có thể nhân dịp này thể hiện họ là lựa chọn hợp tác song phương hấp dẫn hơn.

1200x0.jpg
Tổng thống Brazil sang thăm Trung Quốc tuần qua - Ảnh: CNN

Vấn đề Ukraine

Đây là vấn đề nằm trong chương trình nghị sự các chuyến thăm Trung Quốc thời gian qua. Một số nhà lãnh đạo, trong đó có Tổng thống Macron xem Chủ tịch Tập là đồng minh ngoại giao, người bạn thân thiết của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng minh tiềm năng có thể thúc đẩy Nga hướng tới hòa bình.

Dù nhất trí với một số điểm liên quan đến cuộc chiến tại Ukraine, chẳng hạn như phản đối tấn công nhà máy hạt nhân và bảo vệ phụ nữ cùng trẻ em, Tổng thống Macron lại không thúc ép Chủ tịch Tập cam kết với bất kỳ quan điểm mà Trung Quốc chưa từng công khai nói đến.

Trước chuyến thăm của Tổng thống Silva, Brazil đưa ra một quan điểm khác: tạo ra một nhóm quốc gia hòa giải trong đó có Trung Quốc.

Giáo sư Lý cho biết: “Với yêu cầu phía Mỹ hoặc châu Âu đưa ra, Trung Quốc rất khó có phản ứng tích cực hay ủng hộ, vì làm vậy có nguy cơ khiến Nga "khó chịu". Nga là cường quốc duy nhất có cùng quan điểm với Trung Quốc về thế giới và hệ thống toàn cầu nên trông như thế nào, cũng như cách xử lý về vấn đề chính trị”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc và các nhà lãnh đạo