Khai với cơ quan thuế trong hợp đồng là giá bán bằng giá vốn nên nhiều công ty, trong đó có Phở 24, không phát sinh thu nhập và họ không phải nộp một đồng thuế nào. Nhưng con số trên thực tế lại không đúng như vậy.       

Cục Thuế TP.HCM đang yêu cầu Phở 24 giải trình

07/12/2013, 12:55

Khai với cơ quan thuế trong hợp đồng là giá bán bằng giá vốn nên nhiều công ty, trong đó có Phở 24, không phát sinh thu nhập và họ không phải nộp một đồng thuế nào. Nhưng con số trên thực tế lại không đúng như vậy.       

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng đã ký văn bản số 6450/UBND-TM gửi Bộ Tài chính kiến nghị cơ chế, chính sách để quản lý thu thuế hoạt động chuyển nhượng vốn, nhượng quyền thương mại.
Kết quả kiểm thực tế cho thấy việc chuyển nhượng vốn được các bên thỏa thuận bằng “hợp đồng”, sau đó làm các thủ tục liên quan để thay đổi tên các thành viên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc mua bán thể hiện qua nhiều hình thức mà cơ quan thuế chưa thể kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.
Một số ví dụ điển hình mà UBND TP.HCM nêu ra là hợp đồng khai với cơ quan thuế thì giá bán bằng giá vốn nên không phát sinh thu nhập nên không phải nộp thuế. Như việc chuyển nhượng của Intel Asia Holding Limited cho công ty cùng tập đoàn với giá bán bằng giá vốn (100 triệu USD) nên không phát sinh thu nhập.
Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Phở 24 do ông Lý Quí Trung làm chủ. Thương hiệu Phở 24 đã chuyển nhượng cho Công ty Việt Thái Quốc Tế do ông David Thái (thương hiệu Highlands Coffee) làm chủ, giá chuyển nhượng là 20 triệu USD nhưng giá vốn chỉ 1 tỉ đồng.
Sau đó Công ty Việt Thái Quốc Tế đã bán 50% cổ phần từ Phở 24 cho Jollibee - thương hiệu ăn nhanh của Philippines - với giá trị giao dịch 25 triệu USD. Nhưng qua kiểm tra Công ty mới chỉ đăng ký thay đổi tên người đại diện pháp luật cho ông David Thái, tên các thành viên và tỉ lệ góp vốn không thay đổi, các bên chuyển nhượng không cung cấp hợp đồng như thông tin các báo nêu, nên cơ quan thuế chưa có cơ sở để xử lý.
Hiện Cục Thuế thành phố đang yêu cầu Công ty Phở 24 giải trình.
Theo UBND TP.HCM, việc chuyển nhượng diễn ra lòng vòng bằng cách thành lập nhiều công ty, nhiều chi nhánh, thay đổi nhiều địa điểm kinh doanh nên cơ quan thuế khó quản lý, như Công ty Cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ thành lập Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn do Chi cục Thuế quận 3 quản lý, đồng thời thành lập thêm 2 chi nhánh tại quận 2 và quận Tân Bình.
Trước đây Công ty Cổ phần Y khoa Hoàn Mỹ do Chi cục Thuế quận 3 quản lý, từ năm 2010 chuyển đến 2 địa chỉ khác nhau tại quận 1 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Y khoa Fortis Hoàn Mỹ (thuộc Chi cục Thuế quận 1 quản lý). Bảy lần thay đổi giấy chứng đăng ký doanh nghiệp, thay đổi vốn điều lệ từ 118 tỉ đồng lên 155 tỉ đồng; đã chuyển nhượng vốn cho cá nhân nước ngoài nhưng không kê khai, chỉ thay đổi tên người đại diện pháp luật.
“Nay qua rà soát công ty mới lập tờ khai chuyển nhượng vốn với giá vốn là 618 tỉ đồng và giá bán là 776 tỉ đồng, phát sinh thu nhập là 157 tỉ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 39 tỉ đồng, đồng thời cá nhân làm thủ tục xin miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Singapore” (trích văn bản của UBND TP.HCM gửi Bộ Tài chính).
Ngoài ra, cũng có trường hợp doanh nghiệp mua cổ phần với giá cao, sau đó chuyển nhượng với giá thấp hơn giá mua (lỗ) và đưa vào chi phí tài chính. Như Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh Bất động sản Ê KE khi lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp đã đưa số lỗ của việc chuyển nhượng vốn trên để làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp khi quyết toán năm.
UBND TP.HCM cho biết, Cục Thuế thành phố đang cho kiểm tra để xác định lại việc chuyển nhượng vốn thực tế có phát sinh lỗ như doanh nghiệp đã kê khai.
Với hình thức chuyển nhượng vốn đa dạng nhưng chưa có cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan cấp phép, không có quy định cơ quan cấp phép chỉ làm thủ tục thay đổi thành viên góp vốn khi tổ chức, cá nhân đã hoàn thành nghĩa vụ thuế nên dễ dẫn đến thất thu cho Ngân sách Nhà nước.
Theo VnEconomy
Ảnh từ Iprmedia.com.vn
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cục Thuế TP.HCM đang yêu cầu Phở 24 giải trình