Với việc phương Tây chỉ tập trung lo o bế Ukraine và Moldova mà lờ đi nguyện vọng của Thổ Nhĩ Kỳ thì chắc chắn Ankara sẽ khó nuốt trôi cục tức giận này.

Cửa vào NATO của Thụy Điển và Phần Lan bị đóng sập vì EU sốt sắng kết nạp Ukraine

Anh Tú | 24/06/2022, 11:38

Với việc phương Tây chỉ tập trung lo o bế Ukraine và Moldova mà lờ đi nguyện vọng của Thổ Nhĩ Kỳ thì chắc chắn Ankara sẽ khó nuốt trôi cục tức giận này.

Trong hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Brussels, 27 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu EU đã quyết định trao cho Ukraine và Moldova tư cách là các quốc gia ứng cử viên – bước bắt buộc để chuẩn bị gia nhập làm thành viên của khối.

Dù chưa phê chuẩn làm thành viên NATO nhưng việc EU sốt sắng nâng hạng Ukraine và Moldova lên làm ứng cử viên là điều khiến nhiều nước chạnh lòng. Trong lúc này, 2 quốc gia Ukraine và Moldova còn có nhiều điểm yếu cố hữu chưa thích hợp để gia nhập EU. Với Moldova, đây không chỉ là quốc gia thuộc loại nghèo nhất châu Âu mà còn đang có tranh chấp lãnh thổ liên quan đến Nga ở khu vực Transnistria. Với Ukraine thì càng khó hơn. Ukraine không chỉ kinh tế đang bị tàn phá bởi chiến tranh và tham nhũng mà còn có chiến sự với Nga cùng nhiều vùng đất đã rơi vào tay Nga.

Nhưng đối với Gruzia (Georgia), các nhà lãnh đạo EU chỉ đơn giản thừa nhận là "triển vọng vào châu Âu" của họ, một kiểu mở đường cho việc trở thành ứng cử chính thức. Khá thất vọng cho Tbilsi khi họ đã nộp đơn xin gia nhập còn sớm hơn Ukraine 1 năm dù hoàn cảnh tương tự Kyiv. Bosnia & Herzegovina nộp đơn từ 2015 nhưng cũng chưa được nâng cấp làm ứng cử viên với lý do kinh tế yếu cho dù so sánh thì họ hơn chắc Ukraine.

Nhưng cay đắng nhất có lẽ là Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến giờ, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang đàm phán về việc gia nhập làm thành viên EU, sau khi nước này đăng ký trở thành thành viên đầy đủ của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), tiền thân của EU, vào ngày 14.4.1987. Như vậy, quá trình “đang đàm phán” của Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo dài 35 năm mà chưa biết khi nào xong. Trong quá trình đàm phán đó, EU kết nạp vô số thành viên: 1995 là Áo, Thụy Điển, Phần Lan – 2 nước luôn đi có cặp cùng nhau, 2004 là Litva,. Latvia, Estonia, Ba Lan, Hungary, Slovakia, CH Séc, Slovenia, Malta, Síp, 2007 là Romania, Bulgaria và 2013 là Croatia.

Còn nếu tính trước khi nộp đơn đăng ký vào EU thì Thổ Nhĩ Kỳ còn có quá trình gắn bó với châu Âu từ rất sớm. Sau mười thành viên sáng lập vào năm 1949, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong những thành viên mới đầu tiên (thành viên thứ 13) của Hội đồng Châu Âu vào năm 1950. Nước này trở thành thành viên liên kết của EEC vào năm 1963 và là thành viên liên kết của Liên minh Tây Âu từ năm 1992 đến hết năm 2011. Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một hiệp định của Liên minh thuế quan với EU vào năm 1995 và được chính thức công nhận là một ứng cử viên cho tư cách thành viên đầy đủ vào ngày 12.12.1999, tại hội nghị thượng đỉnh Helsinki của Hội đồng Châu Âu.

Các cuộc đàm phán để trở thành thành viên đầy đủ đã được bắt đầu vào ngày 3.102005 nhưng tiến độ rất chậm: trong số 35 chương cần thiết để hoàn thành quá trình gia nhập, chỉ có 16 chương được mở thảo luận và một chương đã bị đóng vào tháng 5.2016.

Kể từ năm 2016, các cuộc đàm phán gia nhập đã bị đình trệ. EU đã cáo buộc và chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ về những vi phạm nhân quyền và những thiếu sót trong pháp quyền. Năm 2017, các quan chức EU bày tỏ rằng các chính sách được hoạch định của Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm các tiêu chí của Copenhagen về tư cách thành viên EU. Vào ngày 26.6.2018, Hội đồng các vấn đề chung của EU tuyên bố rằng "Thổ Nhĩ Kỳ đang rời xa hơn khỏi EU”.

Việc EU kiên quyết chối bỏ Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã khiến Ankara vô cùng bất bình. Và nay, việc EU đặc cách nâng hạng xét tuyển với hai nước Ukraine và Moldova sẽ càng khiến Thổ Nhĩ Kỳ càm thấy bất công.

Tuy không thể làm gì châu Âu ở EU nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có thể trút bực bội của mình tại NATO. Thổ Nhĩ Kỳ chính là vật cản lớn nhất trong việc phương Tây muốn kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO.

Hồi trung tuần tháng 5, ngay trước ngày hai nước Bắc Âu công bố đơn xin gia nhập NATO, Nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết nước ông sẽ không tích cực hoan nghênh Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh NATO, cho rằng sáng kiến này là một sai lầm.

Đồng thời, ông mô tả các quốc gia Scandinavia giống như nhà khách của các tổ chức khủng bố". Điều đáng nói, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sử dụng tư cách là thành viên của NATO để phủ quyết các động thái từ hai nước.

Ngoài vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến 2 nước Bắc Âu chứa chấp những phần từ mà Thổ Nhĩ Kỳ cho là khủng bố thì Ankara còn muốn dùng địa vị của mình trong NATO để phương Tây dọn đường cho họ vào EU.

Nhưng với những gì mà phương Tây chỉ tập trung lo o bế Ukraine và Moldova mà lờ đi nguyện vọng của Thổ Nhĩ Kỳ thì chắc chắn Ankara sẽ khó nuốt trôi cục tức giận này. Với cá nhân của Tổng thống Erdogan thì việc phương Tây lờ đi lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ một cách bất công và lộ liễu sẽ khiến ông mất điểm với cử tri. Do vậy, rất khó để ông Erdogan trao món quà mà phương Tây mong đợi: đồng ý cho Phần Lan và Thụy Điển vào NATO.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cửa vào NATO của Thụy Điển và Phần Lan bị đóng sập vì EU sốt sắng kết nạp Ukraine