Đặt cược vào vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Tập đoàn năng lượng hàng đầu Thái Lan, Gulf Energy đã chi 40 triệu USD mua lại 70,5% cổ phần của Global Mind Investment Management Pte (GMIM).

Công ty Thái Lan thâm nhập thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam

Tuyết Nhung | 18/01/2021, 13:02

Đặt cược vào vào lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam, Tập đoàn năng lượng hàng đầu Thái Lan, Gulf Energy đã chi 40 triệu USD mua lại 70,5% cổ phần của Global Mind Investment Management Pte (GMIM).

Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan cho biết Công ty Phát triển Năng lượng Gulf (Gulf Energy Development Plc) - nhà sản xuất điện tư nhân hàng đầu của Thái Lan, đã lên kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam bằng cách mua lại 70,5% cổ phần của Global Mind Investment Management Pte (GMIM) từ Nech Opportunities Fund VCC với tổng số vốn đầu tư trị giá 40 triệu USD (tương đương với 1,2 tỉ Bạt).

Việc mua cổ phiếu được thực hiện thông qua Kolpos Pte do Gulf sở hữu 100%. Kolpos Pte được thành lập tại Singapore nhưng điều hành các hoạt động tại thị trường Việt Nam.

GMIM là công ty được đăng ký tại Singapore, hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp liên quan đến năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, thủy điện và năng lượng gió, cũng như các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng như cảng và nhà kho. Mục tiêu đầu tư vào GMIM là nhằm mở rộng hơn nữa đầu tư tại Việt Nam.

Thương vụ cho biết việc mua lại GMIM là một phần trong khoản đầu tư trị giá khoảng 100 tỉ Bạt của Gulf được phân bổ trong 6 năm để mở rộng sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo, cũng như các dự án cơ sở hạ tầng.

Với tính cởi mở trong chính sách về năng lượng tái tạo, Gulf Energy cùng với nhiều doanh nghiệp Thái Lan khác đã rất quan tâm tới thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam, đặc biệt là điện mặt trời.

Năm 2018, Gulf Energy đã đặt bước chân đầu tiên vào Việt Nam thông qua việc đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời TTC 01 và TTC 02 tại Tây Ninh. Đến tháng 4.2019, Tập đoàn đã tăng sở hữu tại TTC 02 từ 49% lên 90%.

Tại một dự án năng lượng lớn khác tại tỉnh Bến Tre là Mekong Project, Gulf Energy Development cũng đã chi khoảng 469 tỉ đồng để sở hữu 95% cổ phần tại dự án này. Đây là một trong những dự án lớn nhất của Thành Thành Công với tổng công suất lắp đặt khoảng 340MW, trong đó năng lượng gió chiếm 310MW và năng lượng mặt trời chiếm 30MW. 

Trong năm 2020, Gulf Energy đã mua 2 nhà máy phong điện với công suất 50MW ở Việt Nam với giá trị khoảng 200 triệu USD. Hai dự án này nằm tại huyện Ia Grai của tỉnh Gia Lai sẽ do Gulf International Holding Pte (GIH) sở hữu toàn bộ với giấy phép phát triển và vận hành các trang trại điện gió.

Đại diện Gulf Energy cho biết: "Những dự án trên sẽ phát điện và bán điện cho công ty điện lực Việt Nam trong vòng 20 năm. Hiện công ty cũng đang tìm kiếm thêm một số dự án năng lượng tái tạo ở châu Á và châu Âu để mua lại".

Hiện các nhà đầu tư Thái Lan đang tấn công vào các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam với việc mua lại cổ phần của nhiều dự án quy mô lớn. Ngoài Gulf Energy Development, Tập đoàn B.Grimm Power cũng sở hữu các dự án tại Tây Ninh và Phú Yên. Một công ty Thái Lan khác là Sermsang International cùng mua lại cổ phần của một dự án điện mặt trời tại Quảng Ngãi.

Bài liên quan
Công ty Úc muốn đầu tư phát triển năng lượng tái tạo quy mô lớn tại Việt Nam
Ông John Walker - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Macquarie Capital (Úc) khẳng định đã nghiên cứu rất kỹ và mong muốn sớm đầu tư các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo quy mô lớn và bài bản tại Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công ty Thái Lan thâm nhập thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam