Công nghệ và robot cho dù có được cải tiến như thế nào cũng không thể thay thế được con người. Câu hỏimà chúng ta nên giải đáp là làm sao đào tạo được những lao động mới có thể làm việc được với robot và công nghệ.

Công nghệ và robot cho dù cải tiến thế nào cũng không thay thế được con người nhưng...

Anh Thư | 10/10/2019, 15:40

Công nghệ và robot cho dù có được cải tiến như thế nào cũng không thể thay thế được con người. Câu hỏimà chúng ta nên giải đáp là làm sao đào tạo được những lao động mới có thể làm việc được với robot và công nghệ.

Bạn có biết trong quá khứ, cả thế giới dường như đều nghi ngờ sự xuất hiện và tồn tại của máy tính?Người sáng lập ra YouTube thì chẳng biết liệu người ta có cần coi nhiều video đến vậy không khi mà đến ông còn hiếm khi xem, hay là một giám đốc của Microsoft từng nhận định rằng iPhone sẽ chẳng thể nào có được thị phần...

Stephen Ulrich -Giám đốc chương trình của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thuộc Liên hợp Quốc - đã dẫn lại một số câu chuyện trên để đưa ra thông điệp: dự báo cho tương lai của công nghiệp và công nghệ là rất khó, phải rất thận trọng."Việc làm hoàn toàn có thể thay đổi trong tương laivà chúng ta không thể đoán trước được tất cả những sự đổi thay đó".

Là một diễn giả tại sự kiện giáo dục mang tên Định hướng tương lai của Forbes Việt Nam sáng 10.10, Stephen Ulrichcho biếtcó 3 yếu tố chính sẽ tác động tới việc làm trên toàn thế giới trong tương lai. Đó là: Công nghệ, biến đổi khí hậu và sự chuyển dịch nhân khẩu học.

Năm năm trước, cả thế giới dường như "hoảng sợ" khiĐại học Oxford công bố số liệu nghiên cứu cho biết: khoảng 50% công việc làm trên thế giới sẽ biến mất và bị máy móc thay thế, riêng khu vực ASEAN sẽ có khoảng 56% công việc bị thay thế.

Vào năm 2017, nỗi sợ đó có thay đổi khiOCED đưa ra quan điểm chỉ 9% công việc trên thế giới có thểhoàn toàn biến mất, khoảng 50-70% công việc bị chuyển hoá do công nghệ.

Trong khi đó, cuộc khảo sát đối với một số chủ doanh nghiệp ở Việt Nam của ILO đã cho ra những sự thật thú vị:khoảng 40% đại diện doanh nghiệp trả lời kỹ năng quan trọng nhất họ tìm kiếm ở ứng viên là kiến thức chuyên môn (STEM), 33% tổng số doanh nghiệp cho biết họ mong đợi một người có khả năng làm việc nhómvà 31% khẳng định khả năng giao tiếp là kỹ năng cần thiết nhất ở ứng viên.

Với câu hỏikỹ năng nào làkhó tìm kiếm nhất ở ứng viên, 32% đại diện doanh nghiệp được khảo sáttrả lời đó là tư duy chiến lược/giải quyết vấn đề, kiến thức chuyên môn đứng thứ 2 với tỷ lệ trả lời 27%, xếp sau đó là kỹ năng đổi mới và sáng tạo (25%).

Như vậy, "Công nghệ và robot cho dù có được cải tiến như thế nào cũng không thể thay thế được con người. Vì thế, câu hỏi chúng ta nên giải đáp là làm sao đào tạo được những lao động mới có thểlàm việc được với robot và công nghệ", ông Stephen nói.

Về yếu tố biến đổi khí hậu, năm 2015 phần lớn các quốc gia đã thông qua COP để cam kết cắt giảm CO2và việc triển khai các hoạt động cho cam kết đó sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm. Cứ tưởng tượng nếu người ta bỏ hết cácnhà máy nhiệt điện than thì khoảng 6 triệu người có thể mất việc làm, Stephen nêu ví dụ.

Đáng chú ý, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất từ biến đổi khí hậu vì có đường biển dài. Đừng quên một tình trạng là người dân Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng dịch chuyển nhiều về thành phố lớn để sinh sống. Mà đa số họ là nông dân cho nên để sinh tồn họ phải học hỏi các kỹ năng khác ở thành phố.

Và Stephen lưu ý trong thập kỷ tới, Việt Namsẽ trở thành quốc gia có tốc độ già hoá nhanh nấht thế giới và nó sẽ tác động cực kỳ lớn đến xã hội Việt Nam, bao gồm cả tình hình việc làm.

Cũng theo số liệu từ ILO, tại Việt Nam hiện vẫn còn1,2 triệu người thất nghiệp (48% nằm ở giới trẻ), có khoảng 44 triệu người lao động phi chính thứcvà mức lương trả cho phụ nữ hiện thấp hơn nam giới tới 11%, mức chênh lệch không hề nhỏ. Và đó chính là những thách thức cho Việt Nam.

Do đó, ông Stephen nhận đjnh nếu muốn chuẩn bị cho sự thay đổi về tương lai của việc làm thì rất rất nhiều người Việt Nam cần được đào tạo chính thống và bài bản.

Ông khuyến nghị cần tập trung đào tạo kỹ năng để người lao động thích ứng với những công việc mớivà nên tập trung vào những ngành tập trung số lượng lớn lao động.

Ông cũng đề xuất cần sự đối thoại nhiều hơn giữa những người lao động, người làm công tác đào tạo và những người sử dụng lao động để tìm điểm giao giữa cung-cầu trong sử dụng lao động.

"Hệ thống giáo dục nào thích ứng được nhanh nhất với sự thay đổi của xã hội, hệ thống đó sẽ thành công", Stephen kết luận.

Thi Anh

Bài liên quan
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Sửa luật để tăng năng suất lao động, tạo việc làm chất lượng cao
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, mục tiêu sửa Luật Việc làm để thúc đẩy xây dựng thị trường lao động Việt Nam đồng bộ, linh hoạt, đa dạng, trọng tâm là tạo ra việc làm đầy đủ và chất lượng cao, cũng như năng suất lao động cao hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ và robot cho dù cải tiến thế nào cũng không thay thế được con người nhưng...