Ông Lê Xuân Định – Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học-Công nghệ cho biết từ năm 2010 đến nay, nhịp độ gia tăng công bố quốc tế của Việt Nam trung bình khoảng 19%/năm.

Công bố quốc tế của Việt Nam tăng 19%/năm

Thu Anh | 21/02/2017, 17:58

Ông Lê Xuân Định – Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học-Công nghệ cho biết từ năm 2010 đến nay, nhịp độ gia tăng công bố quốc tế của Việt Nam trung bình khoảng 19%/năm.

Ngày 21.2 tại Hà Nội, Hội thảo “Kỹ năng viết và xuất bản bài nghiên cứu trên tạp chí khoa học” do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Nasati) tổ chức đã thu hút nhiều đại biểu đến từ các cơ quan đầu ngành thuộc lĩnh vực khoa học-công nghệ (KH-CN), đặc biệt là sự góp mặt của đại diện từ nhà xuất bản quốc tế Elsevier.

Phát biểu tại hội thảo, TS Lê Xuân Định - Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia khẳng định việc công bố quốc tế là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực nghiên cứu của một đơn vị khoa học hay một quốc gia.

Ông Định cũng chỉ ra rằng từ năm 2010 đến nay, nhịp độ gia tăng công bố quốc tế của Việt Nam trung bình khoảng 19%/năm (Chiến lược phát triển KH-CN giai đoạn 2011-2020 đề ra chỉ tiêu từ 17-20%).

Nasati là đầu mối được Bộ KH-CN giao nhiệm vụ hỗ trợ các nhà khoa học có nền thông tin cập nhậtnhất để qua đó có được các công trình nghiên cứu hiện đại và công bố quốc tế.

Nasati cũng được Chính phủ cho phép bổ sung nguồn tin từ Nhà xuất bản Elsevier. Tất cả các tạp chí của SienceDirect hiện nay đã được cung cấp cho các cơ sở nghiên cứu lớn nhưĐại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Bách khoa và Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam.

Chia sẻ về kỹ năng viết bài nghiên cứu xuất bản trên tạp chí quốc tế, bà Velerie Teng – đại diện Nhà xuất bản Elsevier khẳng định: “Nhà khoa học cần chọn đúng tạp chí, chọn đúng độc giả nghiên cứu, đồng thời các nhà khoa học cũng nên chia sẻ thông tin trên các diễn đàn, mạng xã hội… Khi viết cần phải có thông điệp rõ ràng, cấu trúc bài hợp lý, viết đúng trọng tâm. Sự mạch lạc của phần tóm tắt cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự thành công của công trình nghiên cứu khoa học”.

Cũng trong buổi hội thảo, ông Định cho biết thời gian tới 70% nguồn kinh phí nuôi dưỡng nghiên cứu khoa học sẽ đến từ đặt hàng của các doanh nghiệp thay vì từ ngân sách nhà nước như hiện nay.

Thu Anh

Bài liên quan
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7.12.2024 tại Hà Nội. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí, nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống con người.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công bố quốc tế của Việt Nam tăng 19%/năm