Trang Euronews cho biết trong 3 năm qua cuộc chiến Nga-Ukraine đã thải ra gần 230 triệu tấn CO2. Đặc biệt lượng khí thải 12 tháng gần nhất bằng khí thải hằng năm của Áo, Hungary, Cộng hòa Czech, Slovakia cộng lại.
Khi các quốc gia trên khắp thế giới tiếp tục thải lên bầu trời khí ô nhiễm làm nóng hành tinh lên mức kỷ lục, giới tài chính đang chạy đua để tài trợ cho lĩnh vực loại bỏ carbon dioxide để tìm kiếm lợi nhuận bất ngờ.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Climate Change, từ một phần tư đến một nửa diện tích thảm thực vật của Trái đất đã được xanh hóa đáng kể trong 35 năm qua chủ yếu là do nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tăng cao.
Thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính là một vấn đề được các bạn trẻ quan tâm, trong đó có nhóm các bạn trẻ sinh viên đến từ Trường đại học Cần Thơ. Nhóm này đã có ý tưởng khởi nghiệp từ dự án EcoTraceTech - Hệ thống đo phát thải CO2 và CH4 từ cây lúa.
Climeworks đang khai thác năng lượng địa nhiệt của Iceland để thu giữ carbon, đồng thời lên kế hoạch tăng cường công suất lên tới megaton trên toàn thế giới.
Hãng Reuters đưa tin vào ngày 11.11, công ty giám sát khí thải Canada GHGSat đã phóng một vệ tinh phụ trách ghi nhận lượng khí thải CO2 của các cơ sở riêng lẻ như nhà máy nhiệt điện than hay nhà máy thép.
Một nghiên cứu mới của Đại học California đưa ra kết luận gây sốc là sản xuất thịt trong phòng thí nghiệm gây hại cho môi trường hơn chăn nuôi truyền thống.
Mauna Loa là núi lửa lớn nhất thế giới còn hoạt động và sự phun trào của núi mới đây đã làm gián đoạn hoạt động quan sát sự phát thải khí nhà kính của trạm quan sát thực hiện phép đo Đường cong Keeling nổi tiếng.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 19.10 đưa ra dự báo lượng khí thải CO2 toàn cầu năm 2022 có khả năng tăng thêm 300 triệu tấn – đạt 33,8 tỷ tấn.
Trên một hòn đảo ở ngoài khơi Biển Bắc của Na Uy, các kỹ sư đang triển khai dự án chôn cất khí nhà kính khổng lồ để chống biến đổi khí hậu. Song nhiều chuyên gia khí hậu không đánh giá cao cách làm này.