Tiến sĩ Anthony Fauci hạ thấp mối đe dọa của biến thể Mu của SARS-CoV-2 (hoặc B.1.621) với nước Mỹ mà một số nhà khoa học lo rằng có thể kháng vắc xin.

Cố vấn y tế Nhà Trắng hàng đầu hạ thấp mối đe dọa của biến thể Mu có thể kháng vắc xin

Sơn Vân | 03/09/2021, 15:03

Tiến sĩ Anthony Fauci hạ thấp mối đe dọa của biến thể Mu của SARS-CoV-2 (hoặc B.1.621) với nước Mỹ mà một số nhà khoa học lo rằng có thể kháng vắc xin.

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID), cho biết trong cuộc họp báo hôm 2.9 rằng biến thể Mu của SARS-CoV-2, mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi, không gây ra mối đe dọa ngay lập tức với Mỹ.

WHO đã thêm chủng Mu, được phát hiện lần đầu tiên ở Colombia vào tháng 1, vào danh sách các biến thể đáng quan tâm hôm 30.8, cảnh báo rằng dữ liệu ban đầu cho thấy nó có thể có khả năng mạnh hơn chống lại sự bảo vệ khỏi nhiễm trùng hoặc có thể kháng vắc xin.

Mu đã được phát hiện ở 39 quốc gia và ngày càng phổ biến ở Nam Mỹ. Chủng này hiện chiếm 39% các ca mắc COVID-19 ở Colombia và 13% tại Ecuador.

Tiến sĩ Anthony Fauci nói rằng trong khi các quan chức đang theo dõi rất chặt chẽ sự hiện diện của Mu ở Mỹ thì biến thể này "thậm chí không hề gần với việc chiếm ưu thế". Ông nói thêm, biến thể Delta thống trị hơn 99% ở Mỹ.

Chúng tôi đang chú ý đến nó, chúng tôi coi mọi thứ như thế một cách nghiêm túc, nhưng chúng tôi không coi đó là mối đe dọa tức thì ngay bây giờ”, Cố vấn y tế Nhà Trắng cho hay.

Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết hiện vẫn chưa có nhiều dữ liệu lâm sàng và hầu hết thông tin đến từ dữ liệu trong phòng thí nghiệm.

Cố vấn y tế hàng đầu của Tổng thống Biden nói: “Không phải coi thường nó, chúng tôi rất coi trọng vấn đề này, nhưng hãy nhớ rằng, ngay cả khi có các biến thể làm giảm phần nào hiệu quả của vắc xin, vắc xin vẫn khá hiệu quả với các loại đó”.

co-van-y-te-nha-trang-hang-dau-ha-thap-moi-de-doa-cua-bien-the-mu-co-the-khang-vac-xin1.jpg
Tiến sĩ Anthony Fauci cho rằng biến thể Mu không phải mối đe dọa với nước Mỹ lúc này

Mỹ đầu tư 3 tỉ USD vào chuỗi cung ứng vắc xin

Hôm 2.9, một quan chức y tế hàng đầu Mỹ cho biết nước này có kế hoạch đầu tư 3 tỉ USD vào chuỗi cung ứng vắc xin với nỗ lực để trở thành nhà cung cấp vắc xin hàng đầu cho thế giới.

Sẽ bắt đầu được phân phối trong những tuần tới, khoản đầu tư sẽ tập trung vào các nhà sản xuất nguyên liệu đầu vào được sử dụng trong sản xuất vắc xin COVID-19 cũng như các cơ sở đóng gói các lọ vắc xin, Jeffrey Zient - cố vấn COVID-19 của Nhà Trắng nói trong một cuộc họp báo.

"Các khoản đầu tư mà chúng tôi đang thực hiện, trị giá 3 tỉ USD, là vào các công ty Mỹ sẽ mở rộng năng lực của họ với các nguồn cung cấp thiết yếu", Jeffrey Zient chia sẻ.

Ông nói thêm rằng các lĩnh vực trọng tâm sẽ bao gồm lipid, túi phản ứng sinh học, ống dẫn, kim tiêm, ống tiêm và thiết bị bảo vệ cá nhân. Nhà Trắng vẫn chưa chọn các công ty cụ thể sẽ nhận tiền.

Nhu cầu của Mỹ với vắc xin COVID-19 vẫn ở mức cao khi Nhà Trắng chuẩn bị bắt đầu cung cấp mũi tiêm tăng cường cho người Mỹ vào cuối tháng này, trong khi chờ cơ quan quản lý bật đèn xanh. Mỹ cũng có kế hoạch cung cấp hàng trăm triệu liều vắc xin cho các quốc gia khác trong thời gian còn lại của năm.

Tiến sĩ Anthony Fauci nói thêm rằng ông sẽ không ngạc nhiên nếu liều vắc xin thứ ba trở thành tiêu chuẩn cho vắc xin COVID-19 mà ban đầu dự kiến chỉ yêu cầu hai mũi tiêm.

Các ca mắc COVID-19 ở Mỹ đã tăng lên mức trung bình hơn 150.000 mỗi ngày trong 1 tuần qua, tăng từ mức dưới 10.000 vào tháng 6, theo dữ liệu liên bang, khi biến thể Delta tiếp tục lưu hành.

Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cho biết số ca tử vong do COVID-19 trung bình hàng ngày đã tăng lên hơn 950 trong tuần này, so với khoảng 900 của tuần trước.

Bài liên quan
Pfizer lo ngại biến thể SARS-CoV-2 kháng vắc xin, có thể sản xuất vắc xin chống chủng mới trong 3 tháng
Giám đốc điều hành Pfizer - Albert Bourla nói với Fox News hôm 24.8 rằng ông tin có khả năng sẽ xuất hiện một biến thể SARS-CoV-2 kháng vắc xin.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cố vấn y tế Nhà Trắng hàng đầu hạ thấp mối đe dọa của biến thể Mu có thể kháng vắc xin