Không nên ngoại suy quá mức từ bài học của biến thể Delta thông qua Anh và Ấn Độ.

Nhìn sang Mỹ, Anh và Ấn Độ, tìm đáp án câu hỏi 'Khi nào dịch Delta mới giảm bớt và kết thúc?'

Sơn Vân | 02/09/2021, 17:50

Không nên ngoại suy quá mức từ bài học của biến thể Delta thông qua Anh và Ấn Độ.

Mỹ đã bước vào làn sóng thứ tư hoặc thứ năm của đại dịch, tùy thuộc vào việc bạn hỏi chuyên gia nào. Khi chiến dịch tiêm vắc xin bị trì hoãn và biến thể Delta lây lan nhanh, các ca mắc COVID-19 và nhập viện đang ở mức cao nhất kể từ mùa đông năm ngoái. Các trường hợp tử vong do COVID-19 cũng đang có xu hướng tăng ổn định.

Tuy nhiên, sau mỗi đợt dịch lên đỉnh lại xuống đáy, thường vì những lý do không rõ ràng ngay lập tức. Ở Anh, nơi biến thể Delta cũng đang thống trị, số ca mắc COVID-19 hàng ngày giảm từ mức cao nhất là 60.000 vào giữa tháng 7 xuống còn một nửa trong vòng hai tuần qua dù đã tăng trở lại.

Ở Ấn Độ, số ca mắc COVID-19 tăng vọt lên hơn 400.000 hàng ngày vào mùa xuân này, thời điểm mà các chuyên gia ước tính rằng con số thực có thể lớn hơn 5 - 10 lần. Con số không thể tưởng tượng được đã gây sốc cho các lãnh đạo Ấn Độ từng tuyên bố đã thành công trong việc dập dịch. Vào tháng 6, số ca mắc COVID-19 đã giảm đáng kể.

Các nhà khoa học đang đấu tranh để hiểu tại sao các đợt dịch Delta ở các quốc gia đó lại tan biến, ngay cả khi chỉ là tạm thời, và điều đó có thể có ý nghĩa gì với những đợt bùng phát tương tự, bao gồm cả ở Mỹ.

Tại Mỹ, tốc độ lây nhiễm của biến thể Delta đã chậm lại và các ca bệnh mới đang giảm ở một số bang từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi chủng này, như Missouri. Số ca mắc COVID-19 trong tuần vừa qua cao hơn 14% so với hai tuần trước đó, nhưng chỉ là một phần nhỏ so với tháng 7 và đầu tháng 8.

Sự gia tăng ca nhiễm Delta bắt đầu chậm lại ở Mỹ, hay là biến thể này lại đưa đất nước vào gập ghềnh và trũng sâu nhiều tháng tới?

Ý kiến ​​của các chuyên gia rất khác nhau về hướng đi của biến thể Delta trong những tháng tới. Một số dự báo quốc gia đang được theo dõi bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng các ca bệnh sẽ gia tăng trong những tuần đầu của tháng 9, nhưng nhiều người lại thấy trước điều ngược lại.

Tiến sĩ Celine Gounder, nhà dịch tễ học và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Bệnh viện Bellevue ở New York (Mỹ), dự đoán các ca mắc COVID-19 ở Mỹ sẽ tăng trở lại vào tháng 9 trước khi giảm xuống vào tháng 10. Bà nói rằng dịch COVID-19 có thể đã bùng phát trong những đối tượng chưa được tiêm vắc xin vào mùa hè này, nhưng những người khác vẫn dễ bị tổn thương.

Tôi không nghĩ rằng điều đó có nghĩa là tất cả những người nhạy cảm đều đã nhiễm bệnh. Tôi nghĩ rằng mọi người thường có cảm giác sai lầm về điều đó", Celine Gounder nói.

Celine Gounder cho biết, khi học sinh trở lại trường và một số nhân viên văn phòng đi làm với số lượng lớn hơn vào mùa thu này, việc bùng phát dịch có thể lại xuất hiện.

Các nhà dịch tễ học khác đang chú ý đến xu hướng các bang miền nam nước Mỹ mở cửa lại các trường học, lưu ý rằng ca mắc COVID-19 đang gia tăng ở trẻ em nhưng giảm với người lớn.

Celine Gounder nói thêm, điều quan trọng là “không nên ngoại suy (ước tính giá trị tương lai chưa biết dựa vào các giá trị quá khứ từng biết - PV) quá mức” từ bài học của biến thể Delta thông qua Anh và Ấn Độ.

Ba quốc gia Mỹ, Anh, Ấn Độ có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ dân số được tiêm vắc xin, độ tuổi tiêm chủng, sự tham gia của các cuộc tụ tập đông người và mở cửa trường học cùng mức độ phổ biến của việc đeo khẩu trang và các biện pháp phòng ngừa khác.

Ngay cả thời tiết cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Nhiễm trùng ở Anh giảm dần vào mùa hè, trong khi Mỹ đang rơi vào tình trạng rơi vào tình trạng gánh nặng ca bệnh lớn. Nhiều người tụ tập trong nhà hơn nơi công cộng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội cho vi rút lây lan hơn.

Theo các nhà dịch tễ học, con đường của Delta trên khắp Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ tiêm vắc xin, hành vi xã hội, thời tiết và các mức độ phòng ngừa khác nhau. Hàng tuần, các ca bệnh đang giảm ở một số bang Đông Nam và California, nhưng gia tăng trên phần lớn Trung Tây và Đông Bắc.

Delta được cho dễ lây lan hơn so với các phiên bản trước đó của SARS-CoV-2 vì bệnh nhân mang vi rút với số lượng lớn hơn đáng kể trong đường hô hấp. Điều này làm cho Delta có thể tận dụng cơ hội lây truyền ở hộp đêm đông đúc, lớp học với một giáo viên không đeo khẩu trang. Thế nhưng, điều đó cũng có nghĩa là ngay cả những hạn chế khiêm tốn, chẳng hạn đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, cũng có thể làm giảm số ca bệnh.

khi-nao-dich-delta-ket-thuc.jpg
Công nhân vệ sinh phòng khám dã chiến COVID-19 ở Trung tâm Y tế Đại học Mississippi, Mỹ 

Tại Hà Lan, nơi 62% dân số được tiêm vắc xin đầy đủ, số ca mắc COVID-19 đã tăng 500% sau khi quốc gia này gỡ bỏ các hạn chế. Điều đó buộc chính phủ phải áp dụng lại một số biện pháp, bao gồm đóng cửa các hộp đêm và giới hạn giờ ăn uống trong nhà, dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng các ca bệnh mới.

Paul Hunter, Giáo sư y khoa tại Đại học East Anglia (Anh) và là cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới về COVID-19, nói: “Vào giữa tháng 6, ba tuần sau đợt bùng phát dịch Delta ở Anh, các ca bệnh không còn tăng nhanh như trước đó”.

Một sự kiện lớn đã thay đổi tất cả: Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO 2020), chuỗi trận đấu kéo dài một tháng với đội tuyển Anh đã lấp đầy các quán rượu và phòng khách bắt đầu từ giữa tháng 6 khiến số ca COVID-19 tăng vọt ở những người trẻ tuổi và chưa được tiêm chủng, đặc biệt là nam giới.

Paul Hunter nói: “Vì có khả năng lây nhiễm cao hơn nhiều, Delta có xu hướng di chuyển qua các cộng đồng nhanh hơn nhiều. Nếu lây nhiễm nhiều hơn, nó sẽ lây nhiễm cho những người nhạy cảm còn lại nhanh hơn".

Nước Anh đang gần đạt đến điểm mà Paul Hunter mô tả là trạng thái cân bằng đặc hữu, nơi các ca bệnh chững lại khi ngày càng có nhiều người phát triển khả năng miễn dịch do tiêm vắc xin hoặc mắc COVID-19 trong quá khứ và khỏi bệnh, ngay cả khi những người khác thấy mức độ bảo vệ của họ dần dần mất đi.

Bill Hanage, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, cho biết: "Khi các trường học đóng cửa, giải bóng đá kết thúc và mạng lưới liên lạc thông thường tự điều chỉnh lại thì Delta sẽ có ít nơi để đến hơn và tụt dốc".

Thế nhưng, Paul Hunter cảnh báo rằng thời điểm gia tăng hay giảm lây nhiễm vi rút vẫn phụ thuộc nhiều vào cách thức và nơi người dân “hòa lẫn vào nhau” cũng như mùa.

Các ca mắc COVID-19 mới hàng ngày ở Anh giảm một nửa từ giữa đến cuối tháng 7 nhưng bắt đầu leo ​​thang trở lại. Những tuần gần đây, Paul Hunter cho biết sự gia tăng COVID-19 đã được thúc đẩy bởi sự bùng phát ở các khu vực chứng kiến ​​tương đối ít trường hợp trước đó trong đại dịch và do đó ít có khả năng miễn dịch tự nhiên hơn, bao gồm tây nam nước Anh và các vùng nông thôn của Scotland, Bắc Ireland.

Các biến thể đã có một hướng đi khác ở Ấn Độ với nhiều người chưa được tiêm vắc xin. Những tháng trước đợt dịch thứ hai, khi các ca bệnh giảm và các bệnh viện vắng bệnh nhân, cuộc sống đã trở lại gần như bình thường ở nhiều vùng của Ấn Độ.

Vào đầu tháng 3, chính phủ tuyên bố rằng Ấn Độ đang ở trong "giai đoạn cuối của đại dịch" và Thủ tướng Narendra Modi đã phê chuẩn các cuộc tập hợp bầu cử đông đúc ở một số bang, cũng như lễ hội Kumbh Mela, thu hút hàng triệu tín đồ. Đám cưới, trận đấu cricket và họp mặt gia đình diễn ra sôi nổi.

Trong những tuần sau đó, hàng triệu người đổ bệnh và hàng ngàn người chết vì COVID-19. Các bệnh viện ở một số thành phố lớn đã quá tải vì oxy và các nguồn cung cấp quan trọng khác cạn kiệt. Thế nhưng, các ca COVID-19 đang giảm gần như nhanh chóng, đặc biệt là ở những bang từng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bhramar Mukherjee, nhà thống kê sinh học tại Đại học Michigan, cho biết dù con số thống kê chính thức các ca mắc COVID-19 ở Ấn Độ có thể được đánh giá thấp, nhưng sự sụt giảm này không thể được cho là do việc giảm xét nghiệm.

Chúng tôi luôn dự đoán làn sóng dịch thứ hai cao và giầy. Nếu tăng nhanh như vậy, sự suy giảm cũng sẽ lao dốc vì bạn đốt cháy nhanh chóng những nhóm dân số nhạy cảm", Bhramar Mukherjee nói.

Xét nghiệm kháng thể cho thấy tỷ lệ người Ấn Độ mắc COVID-19 đã tăng lên 67% trong tháng 7 từ mức 21,5% vào tháng 1. Các xét nghiệm kháng thể có thể không đáng tin cậy, nhưng nếu những con số đó gần chính xác, khả năng miễn dịch tự nhiên có thể giúp đất nước này ngăn chặn một làn sóng kinh hoàng khác.

Ấn Độ có thể cần phải dựa vào khả năng miễn dịch tự nhiên vì chỉ có 9% dân số của họ được tiêm vắc xin đầy đủ, so với hơn 50% ở Mỹ. Tổng số ca COVID-19 tại Ấn Độ đã tăng ở mức cao hơn đáng kể so với đợt dịch trước đó.

Nước Anh triển khai tiêm vắc xin theo độ tuổi và 90% người lớn đã được tiêm ít nhất một mũi. Chiến lược này mang lại lợi ích, hạn chế nhập viện ngay cả khi nhiều trường hợp mắc COVID-19. Ở Mỹ, việc phân phối vắc xin là cần thiết hơn và sự thăng trầm của biến thể Delta cũng sẽ như vậy, Bill Hanage nhận định.

Ông nói: “Bản chất của việc lây truyền Delta có nghĩa là các ca bệnh sẽ tăng lên ở nhiều nơi cùng lúc, nhưng hậu quả sẽ tồi tệ hơn nhiều ở những nơi ít tiêm vắc xin hơn”.

Bill Hanage cảnh báo rằng việc mở lại các trường học và văn phòng ở Mỹ sẽ làm tăng thêm các ca mắc COVID-19. Khoảng 10 triệu trẻ vị thành niên trong nước được chủng ngừa, điều này có thể làm giảm tác động của dịch COVID-19 đến việc mở cửa trường học nói riêng và nhiều trẻ em hơn có thể được tiêm vắc xin vào mùa thu này.

Các trường học không trở thành điểm nóng của sự lây nhiễm COVID-19 trong các đợt lây nhiễm trước đây, nhưng các khu học chính có ít hạn chế hơn bây giờ.

Celine Gounder cho hay: “Rất nhiều trường học trên khắp đất nước không coi trọng vấn đề này trong năm nay. Vì vậy, bạn sẽ thấy sự lan truyền từ trường học trở lại cộng đồng”.

Bà nói thêm rằng người Mỹ sẽ thấy sự gia tăng ca COVID-19 trong Lễ Tạ ơn, Giáng sinh và năm mới sắp tới như 2020 dù không có gì tồi tệ như mùa đông năm ngoái.

Celine Gounder nhận định: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ thực sự rẽ lối cho đến mùa xuân năm sau”.

Bài liên quan
Người nhiễm chủng Delta ở Hàn Quốc có tải lượng vi rút cao gấp 300 lần bản gốc, giảm 10 lần sau 4 ngày
Một nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy những người nhiễm biến thể Delta có tải lượng vi rút cao gấp 300 lần so với những ai mắc phiên bản gốc SARS-CoV-2 ở Vũ Hán, khi các triệu chứng lần đầu tiên được quan sát thấy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn sang Mỹ, Anh và Ấn Độ, tìm đáp án câu hỏi 'Khi nào dịch Delta mới giảm bớt và kết thúc?'