Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược phẩm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không nhiều, doanh nghiệp đại chúng lại càng hiếm hoi. Cả vùng đồng bằng rộng lớn chưa quá 10 doanh nghiệp dược là công ty đại chúng. Trong 10 doanh nghiệp lên sàn, có 5 doanh nghiệp giao dịch trên sàn HSX, còn lại là sàn UPCoM.

Cổ phiếu ngành dược ở ĐBSCL: “Kẻ chiếu trên, người chiếu dưới”

Văn Kim Khanh | 14/12/2021, 16:46

Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược phẩm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không nhiều, doanh nghiệp đại chúng lại càng hiếm hoi. Cả vùng đồng bằng rộng lớn chưa quá 10 doanh nghiệp dược là công ty đại chúng. Trong 10 doanh nghiệp lên sàn, có 5 doanh nghiệp giao dịch trên sàn HSX, còn lại là sàn UPCoM.

“Con chim đầu đàn” cho ngành dược ở vùng ĐBSCL là Công ty cổ phần (CTCP) Dược Hậu Giang (HOSE: DHG). Đây cũng là một doanh nghiệp hàng đầu trong doanh nghiệp dược cả nước. Chốt phiên giao dịch ngày 14.12, giá cổ phiếu DHG 134.200 đồng/CP, tăng 2.100 đồng so với phiên giao dịch trước đó.  Trong 1 năm qua, cổ phiếu DHG dao động từ mức 87.000 đồng đến 135.000 đồng. Tổng tài sản của DHG đến cuối quý 3.2021 lên hơn 4.500 tỷ đồng. Nợ phải trả của DHG hơn 900 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 3.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3.2021 hơn 201 tỷ đồng.

dhg-1.jpg
Công ty CP Dược Hậu Giang. Ảnh TL

CTCP Dược phẩm Agimexpharm (UPCoM: AGP). Chốt phiên giao dịch ngày 14.12 cổ phiếu này đứng ở mức giá 24.800 đồng, tăng 600 đồng so với  phiên giao dịch trước đó. Đây là doanh nghiệp dược của địa phương rất ít người biết. Trong 12 tháng qua, cổ phiếu này dao động ở mức 15.000-30.000 đồng/CP. Tổng tài sản của doanh nghiệp đến quý 3.2021 hơn 628 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 406 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 221 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3.2021 hơn 7,5 tỷ đồng.

CTCP Dược phẩm Bến Tre (HOSE: DBT) chốt phiên giao dịch ngày 14.12 giá 16.400 đồng, giảm 150 đồng so với phiên trước đó. Trong 12 tháng qua, giá cổ phiếu dao động từ 14.000 - 18.000 đồng/CP. Giá cổ phiếu ở mức trung bình và số lượng cổ phiếu giao dịch cũng từ vài chục nghìn/ngày, cao nhất là vài trăm nghìn/ngày. Tổng tài sản doanh nghiệp đến cuối quý 3.2021 lên hơn 737 tỷ đồng. Số nợ doanh nghiệp này phải trả hơn 547 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đến cuối quý 3.2021 gần 190 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cuối quý 3.2021 40 tỷ đồng.

CTCP Dược phẩm Cửu Long (HOSE: DCL) chốt phiên giao dịch ngày 14.12, giá cổ phiếu DCL là 40.000, tăng  1.350 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Trong 12 tháng qua, cổ phiếu này giá dao động 22.000-45.000 đồng/CP. Tổng tài sản của DCL đến cuối quý 3.2021 hơn 1.652 tỷ đồng, số nợ phải trả hơn 656 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hơn 995 tỷ đồng. Quý 3.2021, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 16 tỷ đồng.

Từ tháng 9 đến tháng 11.2021, DCL vướng chuyện lùm xùm về việc các vị lãnh đạo trước đây dính dáng đến sai phạm về tài chính, bị khởi tố và bắt giam. Công ty cũng có lên tiếng đính chính, đó là việc của những năm trước.

dcl-1.jpg
Công ty CP Dược Cửu Long. Ảnh TL

CTCP Dược phẩm Tipharco (UPCoM: DTG) chốt phiên giao dịch ngày 14.12 giá cổ phiếu 15.500 đồng, tăng 500 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Trong 12 tháng qua, cổ phiếu dao động từ 7.000-17.000 đồng/CP. Đây là mức giá thấp so với các doanh nghiệp dược phẩm trong vùng. Tổng tài sản đến cuối năm 2020 hơn 258 tỷ đồng. Số nợ phải trả 138 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cuối năm 2020 hơn 120 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4.2020 hơn 4,8 tỷ đồng.

CTCP Xuất nhập khẩu Y Tế Domesco (HOSE: DMC) chốt phiên giao dịch giá 53.800 đồng/CP, tăng 100 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Trong 12 tháng qua, cổ phiếu DMC giao dịch trên sàn từ 36.000-63.000 đồng/CP. Đây là cổ phiếu có giá cao thứ 2 của ngành dược ở ĐBSCL sau DHG. Tổng tài sản DMC đến cuối quý 3.2021 hơn 1.640 tỷ đồng, nợ phải trả 328 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 1.311 ty đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 38 tỷ đồng...

Vẫn còn vài doanh nghiệp kinh doanh dược ở ĐBSCL lên sàn giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, tình hình cũng tương tự như các doanh nghiệp trung bình, hoạt động kinh doanh chưa nổi bật và cổ phiếu cũng ở mức thường thường bậc trung.

Theo nhận định của một giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán ở Cần Thơ, trong các cổ phiếu công ty dược ở ĐBSCL, cổ phiếu  DHG, DMC và DCL là những cổ phiếu thuộc “chiếu trên”, còn lại cổ phiếu của các công ty dược khác là những cổ phiếu được xếp “chiếu dưới”, vì hiệu quả kinh doanh chưa khởi sắc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục
6 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng đồng ý với phương án Bộ LĐ-TB-XH đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cổ phiếu ngành dược ở ĐBSCL: “Kẻ chiếu trên, người chiếu dưới”