Nhận định về sự tăng hạng của Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017 của Việt Nam, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho rằng đây là cơ hội vàng cho Việt Nam. Trong thời gian từ 2 đến 5 năm tới, nếu Việt Nam duy trì và tiếp tục nâng hạng thì sẽ tạo đà tốt để phát triển.

Cơ hội vàng cho Việt Nam khi có Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng cao

Thu Anh | 14/07/2017, 07:56

Nhận định về sự tăng hạng của Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017 của Việt Nam, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho rằng đây là cơ hội vàng cho Việt Nam. Trong thời gian từ 2 đến 5 năm tới, nếu Việt Nam duy trì và tiếp tục nâng hạng thì sẽ tạo đà tốt để phát triển.

Các chỉ số về Đổi mới sáng tạo đều tăng cao

Ngày 13.7 tại Hà Nội, Bộ KH-CN tổ chức hội thảo trực tuyến Giới thiệu báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017 và kết quả của Việt Nam. Theo báo cáo về xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2017, Việt Nam xếp thứ 47/127 quốc gia và nền kinh tế, tăng 12 bậc so với năm 2016. Trong nhóm các nước thu nhập trung bình thấp (gồm 27 nước), Việt Nam đã vươn lên xếp thứ nhất; trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ ba (sau Singapore, Malaysia và đứng trên Thái Lan).

Nhận định về kết quả này, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Quốc Khánh cho biết Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạocủa các quốc gia và nền kinh tế. Với 82 chỉ số thành phần, bên cạnh việc phản ánh hiện trạng của nền kinh tế, chỉ số nàycòn nói lên tiềm lực phát triển của mỗi quốc gia trong dài hạn với rất nhiều thông số tham chiếu có tính hệ thống, toàn diện và khách quan. Ngoài ra, phương pháp đánh giá cũng được liên tục hoàn thiện qua các năm và là hệ quy chiếu hoàn thiện nhất về đổi mới sáng tạo của các quốc gia và các nền kinh tế. Việc Việt Nam đạt được kết quả cao về GII chính là kết quả đáng mừng, tạo động lực đểtiếp tục cố gắng, duy trì và tăng hạng về GII trong những năm tới đây.

Trong buổi hội thảo trực tuyến, ông Dương Chí Dũng – Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Geneva (Thụy Sĩ) cho biết, Thụy Sĩvẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về năng lực sáng tạo, bên cạnh các “tâm điểm” sáng tạo như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Một số các quốc gia châu Á khác như Singapore, Thái Lan và Việt Nam cũngđã nỗ lực cải thiện môi trường sáng tạo, thu được kết quả quan trọng ở một loạt chỉ số trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu phát triển, xuất khẩu công nghệ cao…

Xếp hạng của Việt Nam qua các năm - Nguồn: WIPO

Được biết, trong báo cáo về xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2017, cả 2 nhóm chỉ số đầu vào và đầu ra về đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2017 đều có sự tiến bộ so với năm 2016. Cụ thể, nhóm chỉ số đầu ra tăng 8 bậc, trong đó hầu hết các nhóm chỉ số đều tăng bậc như thể chế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và nghiên cứu…; nhóm chỉ số đầu ra tăng 4 bậc.

Theo ông Dương Chí Dũng, các nước đều đánh giá Việt Nam là nước có GII tăng vượt trội so với trình độ phát triển. Vì vậy Việt Nam cần phải duy trì sự tăng trưởng ổn định trong xếp hạng hàng năm bằng việc có những chính sách phù hợp, tăng cường sự khuyến khích, đặc biệt với các doanh nghiệp khởi nghiệp…

Việt Nam là nước đáng chú ý nhất trong bảng xếp hạng GII 2017

Tại hội thảo, ông Sacha Wunsch-Vincent, chuyên gia cao cấp củaWIPOcho biết, Việt Nam là nước đáng chú ý nhất trong bảng xếp hạng GII 2017, đặc biệt là sự xếp hạng cao trong các nước có thu nhập trung bình thấp. Trong khi đó,Nga là quốc gia có mức thu nhập trung bình cao nhưng chỉ dừng lại ở top 50, cònViệt Nam đã có mặt trong nhóm này và có thứ hạng cao.

Theo chuyên gia của WIPO, trong ấn bản gần nhất của GII, Việt Nam là nước nổi trội trong GII với số tiền chi cho đầu vào tuy khiêm tốn nhưng có chỉ số đầu ra tương đối tốt, tỉ lệ đầu ra/đầu vào cao mang lại kết quả tốt cho hầu hết cho mọi lĩnh vực. Đáng chú ý nhất là kết quả về mặt thị trường tài chính, thị trường tín dụng được cải thiện, cơ sở hạ tầng được đầu tư, dòng FDI đổ vào Việt Nam khá vững vàng và có thời gian trụ lại lâu hơn so với các nước khác.

“Việc đào tạo cán bộ ở cấp học vị cao cũng rất quan trọng nhưng khả năng kết nối với các doanh nghiệp cụ thể như Samsung, Honda… cũng đóng vai trò quan trọng không kém nhằm nâng cao năng lực cán bộ vừa kết hợp với những công việc thực tế. Ngoài ra, thành tựu về SHTT nội địa của Việt Nam cũng phản ánh được việc các công ty đa quốc gia có thể sử dụng các công nghệ có nguồn gốc từ Việt Nam”, chuyên gia phân tích.

Nói về những triển vọng trong tương lai của Việt Nam, ông Sacha Wunsch-Vincent khẳng định: “Việt Nam giúp khép lại sự phân chia đổi mới sáng tạo toàn cầu với những kết quả nổi bật hiện có như đạt được kết quả tốt về tác động tri thức, tiến bộ trong thể chế và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên,Việt Nam cũng cần tập trung vào đầu vào đổi mới sáng tạo”.

Đưa ra lời khuyên để giúp Việt Nam tiếp tục duy trì và nâng cao thứ hạng trong GII, chuyên gia của WIPO đưa ra 4 thông điệp xoay quanh FDI như thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao năng lực trong nước; phục hồi khu vực tư nhân để trở thành động cơ của tăng trưởng và đổi mới sáng tạo; tăng cường giáo dục để củng cố nghiên cứu và đổi mới sáng tạo; lồng ghép các kế hoạch vềSHTT để thích ứng với nhu cầu và chính sách đổi mới sáng tạo.

Thu Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cơ hội vàng cho Việt Nam khi có Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng cao