Nguyệt Thu là nghệ sĩ viola đẳng cấp quốc tế. Sau nhiều năm đi khắp thế giới biểu diễn, chị trở về Việt Nam dùng âm nhạc để xoa dịu tâm hồn, khơi dậy những tiềm năng bất tận của những trẻ em không may mắn mắc chứng tự kỷ.

Chuyện về người phụ nữ Hà Nội điều trị trẻ tự kỷ bẳng âm nhạc

Trí Lâm | 05/06/2016, 17:17

Nguyệt Thu là nghệ sĩ viola đẳng cấp quốc tế. Sau nhiều năm đi khắp thế giới biểu diễn, chị trở về Việt Nam dùng âm nhạc để xoa dịu tâm hồn, khơi dậy những tiềm năng bất tận của những trẻ em không may mắn mắc chứng tự kỷ.

Tự mình chữa tự kỷcho con

Nói về những học trò đặc biệt của mình – những đứa trẻ không may mangcăn bệnh tự kỷ, chị NguyệtThu bảo rằngcác cháukhông phải là người khuyết tật mà thuộc về một thế giới riêng, khác đa sốchúng ta. Chị còn nói, trong số đó, nhiều em mang tố chất thiên tài.

Sinh năm 1973 trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, mới6 tuổi chị Nguyệt Thu đã làm quen với đàn viola. Năm 1989, chị tốt nghiệp loại xuất sắc Học viện âm nhạcTchaikovsky (Liên Xô) và giành được rất nhiều giải thưởng viola danh giá của thế giới.

Năm 2001, cuộc hôn nhân đầu tiêncủa chị kết trái và cậu con trai kháu khỉnh chào đời. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc chẳng tày gang, con trai chị mắc chứng tự kỷ. Sau thời gian tự dằn vặt mình vì cho rằng tình trạng của con là do mình bỏ bê, chị lấy lại bình tĩnh khi biết được đó là căn bệnh bẩm sinh.

Chị Nguyệt Thu (người cầm tay em áo xanh) chơi cùng các em tự kỷ tại trung tâm

Để chữa chocon trai, chị đưacon đến các trường chuyên biệt học tập, rồi sang cảHà Lan, Malaysia, Singapore… nhưng không thu được bao nhiêukết quả. Tình cờ, đọc được tài liệu nghiên cứu rằng 100% trẻ tự kỷđều có phản ứng tốt với âm nhạc, chị Thu hết sức mừng rỡvà ví như đó là tiahy vọng cuối đường hầm.

Chị bèn áp dụng phương pháp đó một thời gian và con trai chị đã trở nên bình yên, bớt tăng động và chịu mở lòng mình với xung quanh. Con trai chị hiện nay có thể nói được 3 ngoại ngữ là tiếng Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, có thể chơi piano và kèn armonica...

Theo chị Nguyệt Thu, âm nhạc thứ thuốc trên cả tuyệt với đối với trẻ tự kỷ, giúp trẻ giảm tăng động, giảm căng thẳng, có được sự tập trung, thư giãn và hòa nhập hơn với thế giới xung quanh. Tất nhiên, những bản nhạc cho trẻ tự kỷphải là những bản nhẹ nhàng, du dương, êm ái…

Chữa cho con mình có tiến triển tốt, nhận thấy phương pháp có hiệu quả cao nên khi tiếp xúc với nhiều người changười mẹ có con không may mắc chứng này, chị Nguyệt Thu nung nấu ý định mở ngôi trường dạy cho trẻ tự kỷvới sự hỗ trợ của âm nhạc.

Gia đìnhthứ 2 củatrẻ tự kỷ

Từ suy nghĩ đó, trường SforA- ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam dùng nghệ thuật và vận động để trị liệu bệnh tự kỷ của trẻ em đã ra đời. Ở đây, các trẻ em mắc chứng tự kỷsẽ được học nhiều bộ môn nhưng âm nhạc làm phương pháp chủ yếu để trị liệu tự kỷcho trẻ.

Theo chị Nguyệt Thu, âm nhạc dùng trong nhà trường có 2loại: một là nhạc chung cho mọi trẻ và hai là nhạc riêng cho từng em. Thông qua việc dạy trẻ, giáo viên sẽ nắm được tình trạng, thiên hướng của từng em mà lựa chọn âm nhạc riêng cho phù hợp.

“Trẻ tự kỷmỗi em một cá tính, không ai giống ai và mỗi em lại có một tài năng riêng. Thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều thiên tài có tuổi thơ là người tự kỷ,tuy số này rất hiếm” – chị Nguyệt Thu cho hay.

Nghệ sĩ Nguyệt Thu đang dạy hát cho các em tại trường

Tại trung tâm này, mỗi em một biểu hiện tính cách, một năng khiếu riêng. Có em trầm cảm, có em tăng động. Có em thích âm nhạc, em thích hội họa, thích vận động. Có em thì cả ngày chỉ nhìn quảng cáo trên truyền hình rồi đọc theo, người khácthì hay cáu, khi cáu lên thì la hét, đập đầu vào tường…

Xác định rằng điều đó là bình thường của trẻ tự kỷ, chị Nguyệt Thu cũng như các giáo viên phải chăm sóc cho các em từng chút một, từ bữa ăn,giấc ngủ. Để dạy một điều gì đó dù rất đơn giản thì các giáo viên phải lặp đi lặp lại rất nhiều lần, hết sức kiên nhẫn. Rồi công đoạn cho ăn uống cũng không đơn giản. Nếu không khéo léo dạy dỗ, các em sẽ quấy phá hoặc không chịu ăn uống gì.

Khi dạy các em chơi đàn, chị Nguyệt Thu phải vừa cầm tay, vừa nói chuyện, vừa hát, vừa động viênkhuyến khích các em nhiều lần. Thậm chí, có em có biểu hiện rất khác người bình thường, khi quý cô giáo nào đó thì thỉnh thoảng em ấy lại chạy ra cắn cô giáo một cái rất đau, hoặc quý bạn nào lại đánh bạn một cái… Nhiều khi các em bị ốm, các cô phải túc trực bên cạnh cả đêm liền cùng với người nhà.

Không chỉ dùng âm nhạc để trị liệu, chị Nguyệt Thu còn muốn hướng nghiệp cho các em khi dạy cho các em cảtoán chuyên sâu, tiếng Anh, tin học… và có những liên kết với các doanh nghiệp xã hội, tạo việc làm cho trẻ tự kỷsau khi rời trung tâm.

Ngoài giờ học văn hóa, trẻ tự kỷ còn được thỏa sức với bơi lội, thể thao

“Tôi hết sức phản đối việc các bậc phụ huynh thấy con tự kỷnên ngại với người đời, ngại đưa các con tiếp xúc với thế giới xung quanh, khép kín các con trong 4 bức tường. Nếu khép kín tâm hồn các em, tình trạng của các em ngày càng trầm trọng”- chị Thu nói.

Ngoài ra, để đạt hiệu quả lớn nhất thìchị Nguyệt Thu cũng tập huấn cho bố mẹ các em để thay đổi nhận thức về chứng bệnh tự kỷ. Cha mẹ phải biết về thế giới của các con, ngoài tình yêu thương thì còn cần sự đồng hành, động viên hết sức cần mẫn.

Những tiến triền đầu tiên

Những hiệu quả đạt được bước đầu rất đáng kể, chỉ sau 3 tháng, trẻ tự kỷtại đây đã loại bỏ được những hành vi như tự cắn vào tay, đập đầu vào tường, giao tiếp nhiều hơn và đặc biệt trẻ bắt đầu biết kết bạn thể hiện qua các hành vi nắm tay nhau, chơi cùng nhau.

Qua thời gian học tập, nhiều em tự kỷcó được sự chuyển biến hết sức đáng quý. Trường hợp em Nguyễn Hoàng chẳng hạn, emrất có năng khiếu hội họa và âm nhạc. Từ một cậu bé suốt cả ngày ủ rũ, không giao tiếp với ai, nay em đã bắt đầu vẽ được những bức tranh đầu tiên, rồi biết đàn, thậm chí thích thú khi được đi biểu diễn.

Dạy đàn piano cho trẻ tự kỷ

Một trường hợp khác là em Lê Hiếu, 11 tuổi. Cũng như các bạn tại đây, Hiếu rất nhút nhát nhưng bù lại, em có trí nhớ cực tốt, tự học được cả ngoại ngữ. Ngoài ra, Hiếu còn biết vẽ 3D và rất yêu âm nhạc. Hiếu cũng biết giao tiếp những câu hỏi đơn giản dù trước đó em không thể nào làm được.Những bức tranh của emcũng được treo trang trí ở các phòng và được đưa vào minh họa cho album nhạc của nghệ sĩ Nguyệt Thu.

Thỉnh thoảng, chị Nguyệt Thu cũng đưa các em đi giao lưu, biểu diễn âm nhạc đường phố để các em hòa nhập thêm với thế giới bên ngoài, mạnh dạn hơn và cũng để xã hội biết đến các em nhiều hơn.

Mục đích của chị Thu không chỉ muốn giúp đỡ tình trạng của các em tốt lên mà còn muốn xóa bỏ sựkỳ thị của xã hội đối với chứng tự kỷ. Theochị Thu, trẻ tự kỷ vẫn đang chịu nhưng thiệt thòi và kỳ thị, điều đó càng khiến bệnh tìnhcủa các em trầm trọng thêm.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện về người phụ nữ Hà Nội điều trị trẻ tự kỷ bẳng âm nhạc