Thể thao thật kỳ diệu. Vì sau khi đã hoàn thành những chức năng cơ bản nhất của một trò giải trí cao cấp, thể thao luôn làm tốt sứ mệnh “hàn gắn”, đẩy lùi những bất đồng và định kiến xã hội. Olympic Rio 2016 không phải ngoại lệ.

Chuyện tình yêu của cặp vợ chồng đồng giới đầu tiên tại Olympic

motthegioi | 04/08/2016, 13:09

Thể thao thật kỳ diệu. Vì sau khi đã hoàn thành những chức năng cơ bản nhất của một trò giải trí cao cấp, thể thao luôn làm tốt sứ mệnh “hàn gắn”, đẩy lùi những bất đồng và định kiến xã hội. Olympic Rio 2016 không phải ngoại lệ.

Cột mốc quan trọng trong lịch sử thể thao
Sẽ có rất nhiều điều để nói về kỳ thế vận hội năm nay. Neymar có giúp bóng đá Brazil hoàn tất bộ sưu tập để ghi danh sử sách? Liệu cô gái vàng Ánh Viên liệu đưa thể thao Việt Nam bước ra kinh đô hảo vọng sánh ngang bạn bè năm châu? Và cả giải đấu lớn cuối cùng trong sự nghiệp của tay vợt cầu lông Nguyễn Tiến Minh.

Với chúng ta, chỉ cần thế là Rio 2016 đã đặc biệt lắm rồi. Nhưng hai chữ “đặc biệt” sẽ chỉ thật sự toàn vẹn khi câu chuyện dưới đây được nhắc đến, được nhớ mặt đặt tên như một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển thể thao nhân loại nói chung.

Họ là Kate và Helen Richardson-Walsh, cặp “vợ chồng” của ĐT khúc cồn cầu nữ Liên hiệp Anh, cặp vợ chồng đồng tính đầu tiên cùng sát cánh tại một kỳ thế vận hội. Họ là những người bạn học từ thuở thiếu thời, từng phấn son lồng lộn mỗi dịp ra đường, trải qua cả tá mảnh tình vắt vai và rồi quyết định “tìm hiểu nhau” giờ này 8 năm trước.

Kate đã rời bỏ đội trưởng đội khúc côn cầu nam Brett Garrard vì không muốn quanh quẩn nơi góc bếp

Từ xa xưa, Kate và Helen đơn thuần là bạn đồng môn. Thậm chí, họ đã từng là những cô gái được những “mỹ nam” trong làng thể thao nước nhà săn đón. Kate đã có giao ước đính hôn với Brett Garrard – đội trưởng ĐT khúc côn cầu nam Liên hiệp Anh.
Năm 2008, sau những bất đồng xoay quanh lịch sinh hoạt và tính chất công việc, Kate chia tay Garrard. Cô không chấp nhận quan niệm “chồng đi làm, vợ nấu cơm” mà Garrard đề xuất. Ở đây, tiền không phải là vấn đề, điều quan trọng là Kate muốn được thừa nhận là phụ nữ cũng có quyền lao động và cống hiến chẳng kém gì đàn ông.

Trong lúc vô vọng, Kate nhận được sự cảm thông tuyệt đối từ Helen. Chúng ta sẽ không nói nhiều về câu chuyện “cọc tìm trâu hay trâu tìm cọc”, bởi đó là góc khuất tế nhị mà hai nhân vật cũng không muốn tiết lộ. Nhưng bài học về tình yêu vượt qua mọi giới hạn thì lại thấm thía, sâu sắc vô cùng.

Sức mạnh của tình yêu
Sau Olympic 2012, giải đấu đoàn Liên hiệp Anh giành HCĐ, sự nghiệp của Helen đứng trước nguy cơ lụi tài. Chứng thoát vị đĩa đệm buộc Helen lên bàn mổ tới hai lần trong 11 tháng. Đan xen trong khoảng thời gian này là hai đợt vật lý trị liệu phục hồi kéo dài 3 tháng mà theo mô tả của Helen, là càng tập, vết đau càng trầm trọng hơn.

Đã có lúc Helen không thể tự bước đi bình thường. “Rồi tôi thành người tàn phế”, Helen bộc bạch trên tờ Telegraph. Nhưng sau cùng, Helen cũng vượt qua ám ảnh chấn thương.

Kate và Helen đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn thử thách từ chấn thương đến dị nghị của xã hội

Song vết đau thể xác không là gì, khi Helen và Kate đi tới quyết định hôn nhân. Năm 2014, trước thềm World Cup ít tháng, cặp đôi “dị biệt” về chung một nhà: Helen là “chồng”, Kate là “vợ”.

Vì tính chất công việc, đôi vợ chồng son chưa thể tận hưởng kỳ trăng mật. Trước mắt là ngày hội khúc côn cầu lớn nhất hành tinh. Helen lại không đủ thể lực để thi đấu, còn Kate lại là đội trưởng, mang trên vai trọng trách soi đường dẫn lối cho các chị em.

À, cũng đừng quên Kate là “vợ” nữa đấy nhé. Đã là vợ, dù ít hay nhiều, vẫn cứ phải chăm sóc, lo toan từng bữa cơm cho chồng. Lại còn là khoảng thời gian Helen đau ốm, cần nhất hơi thở ấm áp của cô vợ nữa chứ!

Những giằng xe chen lấn và xâm chiếm tâm can Kate. Chẳng biết có phải vì thế không, mà đội Anh của cô đánh đâu… thua đó, thua tới 4/5 trận lượt đấu vòng tròn, chỉ may mắn không đứng bét sau chiến thắng trước Bỉ trận tranh hạng 11.

Một bầu trời áp lực ập xuống Kate. Nhưng không bởi vậy mà Helen can tâm ruồng rẫy, nhân dịp làm mình làm mẩy. Xin trích lại một đoạn Helen nói về vợ mình trên tờ IB Times: “Tôi đã nói với Kate rằng em à, khi anh tưởng như sắp tàn phế, em vẫn động viên và cổ vũ anh quay trở lại sân cỏ, bảo anh là phần không thể thiếu của đội tuyển. Em à, thế nên hãy đứng dậy và chúng ta cùng làm lại”.

Và họ đang cùng nhau tham dự Rio 2016 với tư cách cặp vợ chồng đầu tiên tham dự 1 kỳ Olympic

Hai năm sau, họ là hai tuyển thủ lớn tuổi nhất đội tuyển, cũng đồng thời là niềm hy vọng lớn nhất của khúc côn cầu Vương quốc Anh. Người ta vẫn ví von tình yêu không có biên giới.

Một khi tình yêu đã vượt qua mọi khuôn khổ, đưa hai số phận tréo ngoe xích lại gần nhau bất chấp ánh mắt nghi kỵ của xã hội, không ngôn ngữ nào miêu tả được, chẳng sức mạnh nào sánh kịp.

Rio 2016 là kỳ Olympic thứ 4 của Kate và Helen, nhưng là kỳ Olympic đầu tiên họ tham chiến trên tư cách “vợ chồng”. Trên hết, ước mơ của Kate và Helen là thông qua Olympic, hình ảnh về những cặp đôi đồng giới sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực trong mắt đám đông.

Họ đồng tính, nhưng không dị biệt.

Theo Cẩm Chi/Bongdacuocsong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện tình yêu của cặp vợ chồng đồng giới đầu tiên tại Olympic