Cả hai là láng giềng, có nhiều nét tương đồng về địa, chính trị nhưng cũng có rất nhiều khác biệt.

Chuyện nghịch lý ở hai bên cửa khẩu Việt Nam - Campuchia

08/05/2019, 13:04

Cả hai là láng giềng, có nhiều nét tương đồng về địa, chính trị nhưng cũng có rất nhiều khác biệt.

Việt Nam và Campuchia hiện có 1.228 km đường biên giới chung với 21 cặp cửa khẩu. Vừa rồi tôi và mấy đối tác nước ngoài có đi khảo sát các cửa khẩu quốc tế để tổ chức tour cho khách liên tuyến đường bộ Việt Nam - Campuchia. Chủ yếu từ Sài Gòn, xuống miền Tây rồi lên Bokor, Sihanouk hoặc Phnom Penh, Siem Reap.

Chuyến đi, đọng lại nhiều suy nghĩ.

Đoạn đường giáp ranh giữa hai cửa khẩu

Cả hai là láng giềng, có nhiều nét tương đồng về địa, chính trị nhưng cũng có rất nhiều khác biệt.

1. Xét theo GDP toàn quốc và cả đầu người, Campuchia nghèo và lạc hậu hơn Việt Nam. GDP đầu người của Việt Nam là 2.287USD, Campuchia là 1.563USD. Nhưng nhìn vào một số thực tế, nhiều người tưởng ngược lại.

2. Cửa khẩu phía Việt Nam thường “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” các cửa khẩu bên Campuchia, trừ cửa khẩu Ba Vet (Campuchia) với Mộc Bài (VIệt Nam). Tuy nhiên thủ tục Campuchia thường nhanh và đơn giản hơn. Du khách nước ngoài có thể tự xin visa vào Campuchia ngay tại các cửa khẩu. Việt Nam thì không, phải qua trung gian một công ty được chỉ định.

3. Đường sá bên Campuchia thường tốt, rộng từ 16 - 22m, xe chạy cả trăm km giờ. Nhìn đường là muốn chạy tiếp. Đường bên Việt Nam ngược lại, nhiều đoạn chĩ 3 – 5m, cầu thường 8 tấn độ lại, xe khách trên 35 chỗ là vô phương. Dọc đường cũng không thấy cảnh sát giao thông mai phục.

4. Cùng khoảng cách, xe chạy bên Việt Nam thường mất gấp rưỡi, tới gấp đôi thời gian so với ở Campuchia. Campuchia không hề có bất cứ trạm thu phí nào để khoan sức cho dân và doanh nghiệp, làm đường tốt để khách muốn đến. Nghe đâu Việt Nam không dám làm đường rộng, sợ đám buôn lậu tăng ga, đuổi bắt không kịp.

5. Nhà cửa bên Việt Nam thường đẹp hơn nhà cửa bên Campuchia. Dân Việt thường chen nhau tràn ra mặt tiền đường buôn bán. Campuchia thì ngược lại, nhà cứ thụt vào trong, vì càng sát đường càng bụi và ồn.

6. Giá xăng ở Việt Nam đều rẻ hơn Campuchia, còn giá điện càng chênh vì Campuchia chưa có lưới điện quốc gia. Cam phải mua điện và xăng từ Việt Nam. Người Việt qua Campuchia thuê đất làm nông nghiệp, nhất là trồng lúa vì giá thuê đất rất rẻ. Hàng hóa Campuchia cũng rẻ hơn vì giá nhân công, thuế, mặt bằng… đều thấp hơn. Nhiều mặt hàng, nhất là dệt may được hưởng qui chế “Tối huệ quốc” (Most Favoured Nation, viết tắt là MFN) của Mỹ và châu Âu.

7. Biển thông báo tại hai cửa khẩu cũng đáng phải suy ngẫm. Người Campuchia dịch cụm từ “Xuống xe, dẫn bộ, xuất trình giấy tờ” rất gọn và khá chuẩn là “Stop For Border Chechked". Còn bảng thông báo tại Việt Nam thì hỡi ơi, mấy bạn nước ngoài đọc xong muốn... xỉu. Câu trên được dịch từng chữ là "Car Down, Shutdown, Leading Ministry, Presentation Of Papers".

Đọc xong, mấy người biết tiếng Anh vỡ lòng cũng "á khẩu" luôn. Những bảng hiệu này được làm thống nhất, đã tồn tại ở các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam mấy năm nay nhưng không thấy ai có ý kiến gì cả???

Bảng chỉ dẫn tại cửa khẩu Campuchia
Bảng chỉ dẫn tại cửa khẩu Việt Nam

Khảo sát xong, chắc phải "suy nghĩ lại" về việc làm tour đưa khách nước ngoài xuống miền Tây rồi qua Campuchia bởi những “Chuyện nhỏ hơn con thỏ” nhưng khiến nhiều người hiểu biết cũng phải "ái ngại".

Trần Trung Dân

*Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện nghịch lý ở hai bên cửa khẩu Việt Nam - Campuchia