Với định hướng “Cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm”, Bộ Y tế đã triển khai nhiều đề án, phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh từ xa rộng khắp trên cả nước…

Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế: Cải tiến chất lượng, lấy người bệnh làm trung tâm

21/09/2020, 11:46

Với định hướng “Cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm”, Bộ Y tế đã triển khai nhiều đề án, phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh từ xa rộng khắp trên cả nước…

Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành - Ảnh: BTC

Tại hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020, ông Trần Liên Việt - Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết hiện Bệnh viện đa khoa Hùng Vương có 500 giường bệnh với các trang thiết bị hiện đại. Tiêu biểu như 1 máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla, 4 máy chụp CT-Scanner (1, 2, 16 và 128 dãy), 4 hệ thống chụp X-quang kỹ thuật số (DR), 1 Hệ thống X-quang chụp nhũ (Mammo)…

Các hệ thống phần mềm trong bệnh viện này phải kế đến NANO-HIS - phần mềm quản lý thông tin bệnh viện; PMR-PACS - hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế; PMR-DPS - hệ thống lưu trữ truyền tải hình ảnh giải phẫu; MISA - phần mềm kế toán; NANO-CRM - phần mềm chăm sóc khách hàng; cổng thông tin điện tử benhvienhungvuong.vn; ứng dụng “365 bác sĩ” trên IOS và Android dành cho bệnh nhân.

Theo ông Việt, ngay từ những ngày đầu thành lập, Bệnh viện Hùng Vương đã áp dụng phần mềm Nano - HIS phục vụ trong công tác khám, điều trị và quản lý bệnh nhân. Đối với hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế, hệ thống PMR-PACS đã đóng góp quan trọng trong quy trình làm việc của Khoa Chẩn đoán hình ảnh, giúp chia sẻ thông tin chụp để hội chẩn, các bác sĩ từ xa truy cập trực tiếp trên hệ thống, bảo mật thông tin bệnh nhân…

Khám bệnh tại Bệnh viện Hùng Vương - Ảnh: BVHV

Theo khảo sát “Mức độ hài lòng của bệnh nhân/thân nhân về việc ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc” của Tập đoàn IDG, 64% người dân cho rằng việc ứng dụng CNTT của bệnh viện giúp tiết kiệm thời gian khi tham gia khám, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, khảo sát cũng kết luận 40% bệnh nhân cảm nhận việc ứng dụng CNTT của bệnh viện, phòng khám chỉ cải thiện trải nghiệm khám, chữa bệnh ở mức trung bình; 27,2% bệnh nhân không được tư vấn bệnh từ xa (quá nhiều bệnh nhân liên hệ cùng lúc, không đủ đội ngũ bác sĩ tư vấn); 34,3% bệnh nhân không được cung cấp y bạ điện tử, 39,9% chưa trải nghiệm; các bệnh viện còn hạn chế trong xây dựng y bạ điện tử.

Trong tham luận về thực trạng mức độ hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ y tế và những định hướng nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, PGS-TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã chỉ ra rằng tình hình quá tải tại các bệnh viện đã chuyển biến tích cực, 95% bệnh viện tuyến trung ương ký cam kết không nằm ghép sau 24 giờ; giải quyết tình trạng quá tải và nằm ghép ở trên 80% số bệnh viện trung ương, bệnh viện tuyến cuối của các thành phố lớn…

Với định hướng “Cải tiến chất lượng khám chữa bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm”, theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Bộ Y tế đã triển khai đề án Khám chữa bệnh từ xa (theo Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22.6.2020) hướng tới mục tiêu chung: Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sĩ từ tuyến xã đến tuyến trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.

Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng CNTT; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.

Về việc phát triển mạng lưới khám chữa bệnh từ xa rộng khắp trên cả nước, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel hỗ trợ kết nối các điểm cầu và đã nhận được sự phối hợp tích cực của doanh nghiệp Viettel. Kết quả cho thấy đã có 1.000 bệnh viện tuyến dưới đăng ký tham gia đề án, trong số đó có 27 bệnh viện tuyến trên. Toàn bộ 63 tỉnh thành đã có bệnh viện đăng ký. Có một số bệnh viện của nước ngoài như Lào (2 bệnh viện), Campuchia (1 bệnh viện) đã đăng ký tham gia làm bệnh viện tuyến dưới…

Thu Anh

Bài liên quan
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế: Cải tiến chất lượng, lấy người bệnh làm trung tâm