Trong phiên họp về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Bộ GD-ĐT cần có tinh thần cầu thị để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho chương trình nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ đã đề ra.

Chương trình phổ thông mới, Bộ GD-ĐT hứa sẽ hoàn thiện đúng lộ trình

Hải Yến | 10/08/2018, 11:24

Trong phiên họp về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Bộ GD-ĐT cần có tinh thần cầu thị để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho chương trình nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ đã đề ra.

Tại cuộc thảo luận, nhiều ý kiến của các chuyên gia giáo dục đã đề xuất Bộ GD-ĐT nên chỉnh sửa các nội dung trong SGK chứ không thể bỏ đi làm lại, gây lãng phí.

Về các môn học có nội dung tích hợp ở cấp THCS là Khoa học tự nhiên, Lịch sử, Địa lý, GS. Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành Sinh học Việt Nam cho rằng, việc dạy tích hợp Khoa học tự nhiên trong đó có kiến thức môn Sinh học ở bậc tiểu học là hợp lý, nhưng ở cấp trung học cơ sở thì cần xem xét lại: Chương trình cấp 2 chúng tôi không đồng thuận, bởi việc tích hợp Lý, Hóa, Sinh quá khó. Có những nước tích hợp, nhưng nhiều nước không tích hợp, vẫn là môn Sinh học riêng và những nước tích hợp thì họ để khối sinh học riêng, không phải giờ này học sinh học, giờ sau sang vật lý.

Sắp tới trường sư phạm sẽ rất khó để đào tạo được giáo viên dạy cả 3 môn theo nguyên tắc là biết 10 dạy 1 mà học 4 năm dạy 3 môn là rất khó. Nếu như bắt buộc không thay đổi thì chỉ có thể dạy 2 môn hóa và sinh, lý và hóa, chứ dạy cả lý, hóa, sinh thì không thể dạy giỏi được”.

Liên quan đến việc dạy học tích hợp và phân hóa, trong đó nhiều ý kiến băn khoăn về hai môn học có nội dung tích hợp ở cấp Trung học cơ sở là Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý. Giáo sư Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam lo ngại: Chương trình chỉ tích hợp ở một số chuyên đề, liệu có phù hợp với xu thế tích hợp của thế giới và có nên gọi là dạy học tích hợp hay không?

"Tích hợp chỉ có một số chuyên đề thôi, nếu là một số chuyên đề, làm sao gọi đó là một chương trình dạy học tích hợp được, nó chỉ là một cách làm. Mất thời gian học 4 năm để đào tạo được một giáo viên dạy một môn, giờ bồi dưỡng giáo viên để dạy nhiều môn một lúc không khả thi", Giáo sư Phạm Tất Dong nêu ý kiến.

PGS.TS Trần Kiều - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Ảnh: VTV

Giáo sư Nguyễn Văn Minh - hiệu trưởng Trường ĐHsư phạm Hà Nội cho biết: “Cái khó của chúng ta là giải quyết cách dạy, cách học, cách kiểm tra, đánh giá. Thay đổi rất khó, nhưng không có nghĩa khó là chúng ta không làm được. Sức ỳ, quán tính đã ăn khá sâu, sinh viên học những cái mới về trường phổ thông nhiều khi không dám dùng cái mới vì lực cản như thế. Nhưng sau khi nhà trường đã thực hiện thí điểm và thí điểm ngay trong trường sư phạm, khi người ta nhận thức được, người ta thay đổi. Chúng ta phải thấy rằng, không có thầy cô nào thấy tiến bộ mà không thay đổi, nhưng đây là một quá trình”.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trần Kiều - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, hiện nay ngoài một số điểm sửachữa khác, còn các môn chỉ là thay tên, hệ thống môn học gần như không thay đổi.

"Muốn thay đổi toàn diện thì hệ điều kiện tối thiểuđể đảm bảo triển khai chương trình này một cách có hiệu quả cần chuẩn bị khẩn trương, đồng bộ, toàn diện hơn. Đội ngũ giáo viên không chỉ về chất lượng, số lượng mà cả về cơ cấu; về tài chính, về cơ sở vật chất, về quản lý và về hệ thống chính sách phải thích hợp.

Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị cho giáo viên tiếp xúc với cái mới, theo tôi đây là điều đáng ghi nhận như một sự chuẩn bị tích cực của Bộ. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, viết sách giáo khoa không thể thu gọn trong thời gian vài ba tháng. Chưa kể SGK cũng cần phải được thí điểmhoặc thử nghiệm, và thời gian để thí điểm cũng không thể ít hơn 1 năm. Nếu theo tiến độ hiện nay, tôi nghĩ năm học 2018-2019 vẫn có thể đưa vào các lớp đầu cấp nhưng nhanh nhất là năm học 2019-2020 mới có thể triển khai''.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GD-ĐT cần tiếp thu với tinh thần cầu thị, đảm bảo bám sát các Nghị quyết về đổi mới giáo dục, chương trình, sách giáo khoa, nhưng vẫn phải đảm bảo tiến độ đã đề ra. Chương trình phổ thông mới phải kế thừa những thành tựu của chương trình cũ, không phải xóa đi làm lại; chương trình mở phù hợp với xu thế thế giới, nhưng phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện nay các chuyên gia và xã hội vẫn chưa phản ứng nhiều việc thay đổi nên Bộ vẫn lắng nghe trên tinh thần cầu thị và hoàn thiện chương trình một cách tốt nhất để tạo sự đồng thuận.

Đối với tên gọi của các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, Uỷ ban thường vụ quốc hội đề nghị giữ như quy định hiện hành, vì đã tương đối ổn định, cơ bản phù hợp với hệ thống phân loại giáo dục quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác quốc tế, nhất là trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Dạ Thảo (ghi)
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chương trình phổ thông mới, Bộ GD-ĐT hứa sẽ hoàn thiện đúng lộ trình