“Trong thời gian qua, sự lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc đang là câu chuyện gây sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư thế giới. Tôi cho rằng đây là kết quả mang tính tất yếu do sau khi thị trường chứng khoán nước này đã tăng nóng trong thời gian qua”, ông Bạch An Viễn - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP chứng khoán KIS Việt Nam cho biết.

Chứng khoán Trung Quốc lao dốc: Kết quả tất yếu do tăng trưởng nóng

Một Thế Giới | 31/07/2015, 18:14

“Trong thời gian qua, sự lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc đang là câu chuyện gây sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư thế giới. Tôi cho rằng đây là kết quả mang tính tất yếu do sau khi thị trường chứng khoán nước này đã tăng nóng trong thời gian qua”, ông Bạch An Viễn - Trưởng phòng Phân tích, Công ty CP chứng khoán KIS Việt Nam cho biết.

Kết quả tất yếu do tăng trưởng nóng
Trong vòng 1 tháng trở lại đây, chứng khoán Trung Quốc “lao dốc” mạnh mẽ và lặp lại đợt sụp đổ nặng nề nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929, dấu hiệu của thời kỳ Đại suy thoái.
Chung khoan Trung Quoc “lao doc”: Ket qua tat yeu do tang truong nong-hinh-anh-1
 Một nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đang cầm chiếc vòng  cầu nguyện khi nhìn thấy bảng giá chứng khoán tại một văn phòng môi giới ở Bắc Kinh (Nguồn: Reuters)
Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Bạch An Viễn - Trưởng phòng Phân tích của Công ty CP chứng khoán KIS Việt Nam, cho biết đây là kết quả mang tính tất yếu sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng nóng trong thời gian qua.
Theo số liệu thống kê, chỉ số Shanghai đã tăng liên tục kể từ tháng 5.2014 và xác lập đỉnh gần 5.178 điểm vào trung tuần tháng 6.2015, tăng đến trên 155% trong giai đoạn này. Điều ấy dẫn đến tình trạng “bong bóng tài sản” sau khi cổ phiếu nước này được định giá quá cao trong bối cảnh nền kinh tế không còn duy trì tốc độ tăng trưởng cao như trước. Kết quả là chỉ số Shanghai đã giảm đến 27% ngày sau đó và xu hướng giảm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Chung khoan Trung Quoc “lao doc”: Ket qua tat yeu do tang truong nong-hinh-anh-2
 Chứng khoán Trung Quốc đang giảm mạnh
Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh
Trái ngược với Trung Quốc, thị trường chứng khoán Việt Nam lại có mức tăng tốt nhất thế giới trong tháng 7 sau khi VN-Index tăng gần 7%. Chỉ số này cũng đã ghi nhận mức tăng 16% kể từ đầu năm. Qua đó, TTCK Việt Nam vẫn đang xác lập xu thế tăng dài hạn.
Tính đến thời điểm này, xu hướng tăng của VN-Index đã duy trì liên tục kể từ năm 2013 theo sau giai đoạn chịu tác động tiêu cực từ vấn đề nợ xấu, bất ổn vĩ mô và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Ông Viễn cho rằng ngoài các yếu tố hỗ trợ thị trường tăng mạnh trong tháng 7, thì thông tin nới room (tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với một cổ phiếu nào đó -PV) đã chính thức được thông qua với Nghị định 60 vốn được nhà đầu tư chờ đợi từ rất lâu. Đây được xem là cơ sở cho sự phát triển của TTCK VN trong dài hạn do đứng trước cơ hội thu hút nhiều hơn từ dòng vốn ngoại.
Khối ngoại cũng đã mua ròng tích cực trong tháng 7 với giá trị mua ròng trên 90 triệu USD, mức mua ròng theo tháng cao nhất kể từ đầu năm. Nhiều mã có room đã đầy hoặc gần đây cũng tăng mạnh trong thời gian này.
Không chỉ vậy, cuộc gặp đàm phán về TPP tại Hawaii đã diễn ra vào ngày 28.7 vừa qua cũng được xem là cuộc gặp mang tính quyết định về số phận của TPP rằng liệu nó có thể ký kết trong thời gian tới hay không.
“Tôi đánh giá khả năng đi đến một thỏa thuận cuối cùng là khả quan do các quốc gia đều mong muốn kết thúc câu chuyện TPP trong năm nay”, ông Viễn nói.
Ngoài ra, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của nhiều doanh nghiệp công bố là tích cực, đặc biệt là ở nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng (thép, xi măng, nhựa…). Theo đó, dòng tiền đã lưu chuyển tích cực vào nhóm cổ phiếu này.
“Tất nhiên, sự ngược chiều giữa TTCK VN và TQ trong thời gian qua cho thấy mối tương quan khá thấp giữa 2 thị trường do những lý do khác nhau. Do đó, chúng tôi cũng kỳ vọng rằng sự suy yếu của TTCK Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng lớn đến thị trường trong nước trong thời gian tới”, ông Viễn cho biết thêm.
Còn nhiều khả quan
Đánh giá về thị trường chứng khoán trong nước, ông Viễn cho rằng thị trường trong nước vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt và chưa xuất hiện nhiều yếu tố rủi ro như “bong bóng” tài sản.
Theo đó, định giá cổ phiếu hợp lý trong khi tăng trưởng kinh tế đang tốt hơn kỳ vọng. P/E toàn thị trường chỉ ở mức 14x, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (19x), Indonesia (24x) hay Philippines (21x).
Thị trường không tăng liên tục, thay vào đó luôn xuất hiện các nhịp điều chỉnh xen kẽ. Do đó, không xuất hiện hiện tượng tăng nóng xét trên khía cạnh kỹ thuật.
Như vậy, triển vọng thị trường sẽ còn khả quan trong phần còn lại của năm và VN-Index vẫn có thể hướng tới mốc 650 hoặc cao hơn.
“Dù vậy, tôi vẫn lưu ý thị trường sẽ có thể trải qua những giai đoạn điều chỉnh nếu Fed tiến hành tăng lãi suất vào cuối năm. Điều này sẽ ảnh hưởng đôi chút lên dòng tiền tham gia thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. Trong suốt thời gian vừa qua, vai trò của dòng vốn ngoại là rất quan trọng. Dẫu sao, các yếu tố tích cực nói trên vẫn đang chi phối thị trường. Tôi đang có cái nhìn lạc quan về TTCK VN trong trung dài hạn”, ông Viễn nói.
Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc: Kết quả tất yếu do tăng trưởng nóng