Chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng 11,58%, vượt xa mức tăng trưởng của các nước như Mông Cổ 7,81%, Hy Lạp 4,72%... Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc có phiên sụt giảm mạnh nhất trong vòng 8 năm trở lại đây.

Trung Quốc “lao dốc”, chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất thế giới

Một Thế Giới | 28/07/2015, 16:24

Chỉ trong vòng 3 tháng trở lại đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng 11,58%, vượt xa mức tăng trưởng của các nước như Mông Cổ 7,81%, Hy Lạp 4,72%... Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc có phiên sụt giảm mạnh nhất trong vòng 8 năm trở lại đây.

Cụ thể, theo cập nhật thống kê về các chỉ số chứng khoán thế giới của Indexq.org, trong vòng 3 tháng trở lại đây, Việt Nam là thị trường chứng khoán có mức tăng trưởng mạnh nhất thế giới, vượt qua cả Mông Cổ, Trung Quốc, Abu Dhabi hay Hy Lạp.
Chỉ tính riêng trong vòng 1 tháng nay, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng 6,99%. Con số này vượt mức 5,39% của Đan Mạch, 4,92% của Séc, 2,47% của Hungary hay 2,06% của New Zealand…
Để hiểu rõ thêm về sự tăng trưởng nhanh của thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Bảo Ngọc- Chuyên gia nghiên cứu cao cấp Công ty Chứng khoán MBS.
Thưa ông ! Ông có thể cho biết, nguyên nhân nào khiến thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng nhanh như vậy ?
Ông Đỗ Bảo Ngọc: Có rất nhiều nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh.
Thứ nhất là, kinh tế bắt đầu hồi phục trở lại sau giai đoạn suy giảm tăng trước và tạo đáy trong năm 2013-2014, với nền kinh tế từ đáy đi lên thì các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô phát triển tương đối tốt như tăng trưởng kinh tế tăng, lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng tốt, sản xuất công nghiệp hồi phục, tỷ giá ổn định….Các yếu tố vĩ mô này yếu tố đầu tiên để các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá xem có nên đầu tư vào một thị trường nào đó hay không, yếu tố này thì Việt Nam đang có nhiều thuận lợi.
Thứ hai là, Việt Nam đang trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Nghĩa là thị trường còn non trẻ, quá trình cổ phần hóa chỉ mới bắt đầu. Rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước có lợi thế lớn, chưa được cổ phần hóa. Thông thường khi đầu tư, những doanh nghiệp đó là mục tiêu đầu tiên của các tổ chức bên ngoài. Và họ xem đây là cơ hội sơ khai đối với những thị trường mới nổi như Việt Nam.
Thứ ba là đầu năm đến nay rất nhiều chính sách hỗ trợ thị trường chứng khoán mà cao nhất là Chính phủ, xuống dưới là Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra rất nhiều chính sách hỗ trợ thị trường chứng khoán như sửa đổi Nghị định 58, Ban hành Nghị định 60 để mở room cho nhà đầu tư nước ngoài, Dự thảo sửa đổi Thông tư 70 để rút ngắn thời gian giao dịch T+, cho phép giao dịch trong ngày, nới biên độ Upcom và hàng loạt các sản phẩm tái sinh dự kiến sẽ được ra đời trong thời gian tới. Nghĩa là chính sách hỗ trợ thị trường của Chính phủ, UBCK Nhà nước là rất đồng bộ từ đầu năm đến nay.
Tổng thể 3 nguyên nhân đó làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.
 
Trung Quoc “lao doc”, chung khoan Viet Nam tang truong manh nhat the gioi-hinh-anh-1
 Ông Đỗ Bảo Ngọc - Chuyên gia nghiên cứu cao cấp Công ty Chứng khoán MBS.
Trong khi thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh như vậy thì thị trường chứng khoán Trung Quốc lại có sự “lao dốc” rất mạnh mẽ. Theo ông, nguyên nhân nào khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc đi xuống như vậy ?
Trong vòng 2 năm trở lại đây, Chính phủ TQ đã “bơm” rất nhiều tiền vào nền kinh tế thông qua việc liên tục giảm lãi suất, liên tục cắt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng, cho phép cho vay và rất nhiều chính sách hỗ trợ thị trường chứng khoán như việc các Ngân hàng thương mại, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm đều được đầu tư chứng khoán.
TQ đã dùng toàn bộ nguồn lực xã hội bao gồm rất nhiều chính sách, tổng thể dồn vào đấy. Chứng khoán TQ tăng từ 2.500 điểm lên hơn 5.000 điểm. Quy mô một nền kinh tế như Trung Quốc tăng trưởng như vậy là quá mạnh, quá nóng và do đó, có tình trạng “bong bóng” chứng khoán TQ.
Hiện tại “bong bóng” chứng khoán TQ đã có tín hiệu “xì hơi”. Sau khi tăng nóng như vậy, làn sóng rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài cộng với việc cả nền kinh tế TQ không có thêm nguồn lực nào để đổ vào thị trường chứng khoán nữa. Khi đó các nguồn lực bên trong muốn chốt lời, bán ra thì lực cung đỡ giá cao không đủ lớn, không có thêm nguồn lực lớn vào thị trường.
Trong khi đó, dòng tiền ở trong thị trường đang có xu hướng rút ra, chốt lời thành công vì tăng trưởng quá nhiều rồi, nhiều cổ phiếu tăng tới 20 lần. Khi đó xảy ra xu hướng domino là làn sóng rút vốn khỏi thị trường TQ. Khi người bán tăng lên, người mua ít đi thì tương quan cung cầu nghiêng về bên bán thì chắc chắn thị trường sẽ phải suy giảm. Khi có hiện tượng “bong bóng” thì chắc chắn suy giảm sẽ rất mạnh mẽ, có thể giảm 20 – 30 % trong một thời gian rất ngắn.
Vậy đây có phải là cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam ?
Cơ hội của thị trường chứng khoán Việt Nam phụ thuộc nhiều vào chính mình hơn là do sự suy giảm của thị trường chứng khoán TQ.
Quy định nới room hay quy định cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn rất chặt chẽ. Việc ban hành Nghị định 60 chưa chắc là thông thoáng ngay bởi vì mình còn vướng Luật đầu tư với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên bị giới hạn rất nhiều.
Để VN có cơ hội thì sắp tới Chính phủ VN vẫn còn nhiều việc phải làm. Tôi nghĩ rằng năm nay và năm tới Chính phủ mình sẽ làm rất mạnh để phát triển. Nếu mình không làm được cái đó mà chứng khoán TQ có giảm hơn nữa, nhà đầu tư rút khỏi TQ thì bản thân mình cũng không thể “hấp thu” được bởi vì thị trường của mình còn quá nhỏ bé.
Để có nhiều cơ hội, mình phải có nhiều chính sách cho nhà đầu tư nước ngoài, hàng hóa phải cổ phần mạnh mẽ hơn nữa mới có hàng hóa tốt cho nhà đầu tư nước ngoài mua. Khi đó dòng vốn nhà đầu tư nước ngoài vào thì mới có thể hấp thụ được.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang tăng trưởng mạnh như vậy thì có nguy cơ xảy ra tình trạng “bong bóng” chứng khoán như Trung Quốc hay không ?
Việt Nam mới chỉ giai đoạn đầu phát triển, thị trường mới được hình thành và phát triển lại sau một giai đoạn dài suy giảm. VN đang ở trong một bước đà phát triển mới, các bước đi của Chính phủ và các ban ngành đang rất bài bản. Chính sách của mình mở dần dần chứ không phải là dồn dập như TQ trong 1 năm qua.
Vì vậy, hiện tại thì hiện tượng “bong bóng” là chưa có vì dòng vốn tín dụng còn được hạn chế nhiều. Nếu tiếp tục chính sách mở rộng bài bản như hiện nay, tôi nghĩ việt nam có cơ hội để phát triển dài hạn chứ không xảy ra tình trạng “bong bóng” như Trung Quốc.
Phan Diệu thực hiện

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc “lao dốc”, chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất thế giới