Cây đước là loại cây đặc trưng ở vùng rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau, được nhiều người dân chọn để hầm than. Nghề hầm than đước dẫu cơ cực nhưng giúp nhiều gia đình có nguồn thu nhập ổn định.
Kinh tế - đầu tư - dự án
Chùm ảnh: Nhọc nhằn nghề hầm than đước ở Cà Mau
Trần Khải•07/03/2024 10:32
Cây đước là loại cây đặc trưng ở vùng rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau, được nhiều người dân chọn để hầm than. Nghề hầm than đước dẫu cơ cực nhưng giúp nhiều gia đình có nguồn thu nhập ổn định.
Những dãy nhà nằm san sát nhau thuộc địa bàn xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) là những lò than của Hợp tác xã (HTX) than đước Tân Phát. Nơi đây đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.Xóm lò than được xây dựng ven sông để thuận tiện cho việc tập kết củi đước trước khi đưa vào lò hầm và vận chuyển sản phẩm than đước xuống ghe/tàu đi tiêu thụ.Người gắn bó với nghề hầm than đước ở Cà Mau đòi hỏi phải có sức khỏe dẻo dai vì luôn làm việc trong môi trường nặng nhọc.Một lao động dùng máy cưa để cắt gỗ thành những đoạn ngắn cho phù hợp với diện tích và sức chứa của lò than. Nghề hầm than gắn bó với người dân Cà Mau từ bao đời qua, đặc biệt là những hộ dân ở xứ ven rừng. Trải qua nhiều thăng trầm, nhiều hộ dân vẫn bám trụ với nghề. Ðặc điểm dễ nhận biết khi đến xứ hầm than là những căn chòi mái lá đen kịt vì khói bụi đeo bám cùng tiếng máy cưa cây âm vang. Mùi củi đun hòa với mùi củi hầm tạo ra một mùi hương đặc trưng. Gánh nặng mưu sinh khiến người dân chấp nhận làm quen với khói bụi, nhọc nhằn.Nặng nhọc, vất vả là vậy nhưng đối với những người lao động ở xứ rừng thì được làm việc là niềm vui. Công việc này đã giúp họ có tiền để lo cho cuộc sống gia đình.HTX than đước Tân Phát, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, là một trong những nơi có số hộ làm nghề hầm than lớn tại địa phương. Hiện tại, HTX có 12 thành viên, quy mô 21 lò, bình quân mỗi tháng nơi đây sản xuất gần 100 tấn than thành phẩm.Trung bình mỗi ngày người lao động nhận được từ 200.000 - 250.000 đồng tiền công (tùy tính chất công việc và tay nghề của lao động).Phụ nữ được giao những công việc nhẹ hơn nam giới. Đa phần họ làm những việc như sắp xếp củi vào lò và đóng gói than thành phẩm vào túi ni lông trước khi vận chuyển đi tiêu thụ.Mỗi ngày, từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều, những lao động địa phương sẽ đến lò than làm những công việc như cưa cây, chất củi vào lò, đốt lò và ra than. Mặc dù công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nhiều khói, bụi than nhưng đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho những lao động tại đây.Sau khi sắp xếp củi đầy lò, người thợ bắt đầu nhóm lửa đốt lò để hầm than.Người làm nghề hầm than lâu năm chỉ cần nhìn khói đốt lò là biết được than đã đủ lửa hay chưa để đưa ra quyết định bít lò chờ than nguội. Mỗi lò than tùy theo độ lớn, nhỏ mà cho ra lượng than từ 12-15 tấn.Do thị trường ngày nay sử dụng nhiều chất đốt như gas, điện nên lượng than tiêu thụ ít, lợi nhuận của các chủ lò và người làm nghề than cũng giảm theo.Mỗi mẻ than từ khi xếp củi vào lò đến khi thành phẩm, đóng gói bán cho thương lái có thời gian gần 2 tháng.Dù khó khăn, vất vả nhưng nhiều hộ dân nơi đây vẫn bám trụ với nghề như giữ gìn một giá trị truyền thống, một nguồn lợi mà thiên nhiên ban tặng.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường, nguồn cung thực phẩm.
Tại quốc đảo Samoa ở Thái Bình Dương, người dân đang chịu đựng tình trạng mất điện luân phiên suốt nhiều tuần khiến làng mạc chìm trong bóng tối, gây gián đoạn cho doanh nghiệp lẫn cuộc sống thường nhật.
Hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị thông minh và nâng cao chất lượng sống cho người dân TP.HCM, vào ngày 23.10.2021, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - SAWACO đã triển khai Đề án Phát triển Công nghệ Thông tin giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Thỏa thuận tách tài sản của TikTok tại Mỹ đã bị hoãn lại sau khi Trung Quốc cho biết sẽ không phê duyệt nó sau thông báo về thuế quan từ Tổng thống Donald Trump hôm 2.4, theo hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.
Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường, nguồn cung thực phẩm.
Theo nghiên cứu mới của Giảng viên cao cấp về Kinh tế Timothy Neal thuộc Viện Rủi ro và Ứng phó Khí hậu, UNSW Sydneyvà các đồng nghiệp, thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho nền kinh tế thế giới đang bị đánh giá thấp rất nhiều, đặc biệt khi tính đến phạm vi toàn cầu của thời tiết khắc nghiệt và hậu quả của nó.