Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Bảo vệ môi trường
Chùm ảnh: Cận cảnh khô hạn ở vùng ngọt Cà Mau
Trần Khải•25/04/2024 20:56
Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Từ nhiều năm qua, cống Kênh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã phát huy được công năng ngăn mặn, giữ ngọt để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương. Mùa khô năm nay, các tuyến kênh trữ nước ngọt bên trong khu vực cống bị khô cạn trơ đáy.Lòng kênh khô nứt nẻ, làm tăng nguy cơ sụt lún, sạt lở các tuyến đường giao thông.Tuyến kênh Lễ Quyền, xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau được giữ ngọt để phát triển vùng sản xuất lúa ở 2 ấp Lung Dừa và Ông Muộn cũng bị khô cạn.Những chiếc dớn được người dân dùng để đặt bắt cá giờ không thể phát huy được hiệu quả và người dân địa phương cũng chẳng buồn thu gom mang về.Những chiếc phà nằm la liệt trên tuyến kênh Lễ Quyền, thuộc ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau vì...khát nước.Trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau có rất nhiều cống ngăn mặn cho vùng ngọt. Nhìn bên ngoài - khu vực nước mặn lúc nào cũng dâng cao...còn phía bên trong lòng kênh "khát khô" mong ngóng mưa từng ngày.Nắng hạn gay gắt đã khiến nguồn nước dưới kênh mương bốc hơi nhanh. Mùa khô năm nay, vùng ngọt tỉnh Cà Mau đã chịu nhiều thiệt hại bởi thiên tai.Theo chính quyền địa phương, mực nước trên các kênh, rạch trong vùng ngọt hóa của 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh tiếp tục xuống mức thấp, khả năng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Lục bình là loại thực vật rất dễ sống và phát triển ở môi trường ẩm ướt, nhưng cũng phải chào thua bởi nắng hạn gay gắt như hiện nay. Những ngày này, đi dọc các ngã đường ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, chúng ta rất dễ bắt gặp những tuyến kênh, rạch khô trơ đáy.Ngày 15.4 vừa qua, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn các huyện Trần Văn Thời và U Minh.UBND tỉnh Cà Mau cho biết, hạn hán đã ảnh hưởng trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó nặng nhất là tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh. Dự báo tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh Cà Mau sẽ còn kéo dài đến hết tháng 4.2024.Đến nay, trên địa bàn huyện Trần Văn Thời xuất hiện 601 điểm sụt lún, sạt lở nằm trên 132 tuyến kênh, với tổng chiều dài gần 16km, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.Theo nhận định của các ngành chức năng tỉnh Cà Mau, tình hình sạt lở, sụt lún đất tại các huyện vùng ngọt hóa của tỉnh như Trần Văn Thời và U Minh sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, làm hư hỏng kết cấu, mặt đường lộ giao thông, gây khó khăn cho hoạt động giao thương hàng hóa và đi lại của người dân.Trước tình trạng thiên tai khắc nghiệt, tỉnh Cà Mau chỉ đạo các đơn vị, địa phương có liên quan tập trung rà soát các tuyến giao thông ven sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở, sụt lún để lắp đặt các biển cảnh báo và triển khai các biện pháp phù hợp nhằm giảm tối đa thiệt hại; huy động nhân dân tham gia thực hiện phòng, chống thiệt hại do sụt lún, sạt lở đất và khắc phục những vị trí có nguy cơ đe dọa an toàn đến người và phương tiện trong quá trình lưu thông.Một đoạn đường giao thông nông thôn có nguy cơ bị sạt lở được chính quyền địa phương ở huyện Trần Văn Thời gia cố, đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông.Nắng hạn gay gắt khiến cho một đoạn đường bê tông ở xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau bị co giãn nhô cao bất thường.Theo người dân, việc đường bê tông co giãn do nhiệt độ tăng cao chưa từng xảy ra ở địa phương.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới.
Sự sụt giảm này liên quan nhiều hơn đến sự xuất hiện của công ty trí tuệ nhân tạo DeepSeek (Trung Quốc) trong năm nay hơn là các chính sách kinh tế từ Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nói, cho thấy ít lo ngại về đà lao dốc hiện tại.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ban hành công văn yêu cầu tạm dừng triển khai các công trình, dự án sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc trong khi sắp xếp bộ máy theo Kết luận 126 và 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm hàng đầu của giới trẻ toàn cầu. Trước thách thức này, nhiều quốc gia đã nhận thức rõ vai trò của giáo dục, nghệ thuật và văn hóa trong việc định hình tư duy và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả và bền vững.
Sau khi phát hiện sán chui ra từ hậu môn trong lúc ngủ và cảm thấy đau bụng vùng thượng vị, tiêu chảy kéo dài, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thanh niên ở Long An phải tìm đến bác sĩ.
Sáng 5.4, chuyến tàu đặc biệt của Bộ Quốc phòng đã chở những cán bộ chiến sĩ của các khối diễu binh, diễu hành từ Hà Nội đã về đến ga Biên Hòa (Đồng Nai).
Chiều 5.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi Mỹ công bố chính sách thuế quan mới.
Thủ tướng cho biết mục tiêu là đến năm 2030-2045 phải phát triển được công nghiệp đường sắt (làm chủ sản xuất toa xe, đầu máy và hệ sinh thái liên quan công nghiệp đường sắt…).
Miễn dịch tăng cường giải quyết thách thức "chặng đường cuối" trong việc đưa vắc xin đến đúng nơi, có thể thay đổi cục diện trong cuộc chiến chống ung thư và đại dịch, theo các nhà khoa học.
Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) ban hành hướng dẫn về thuế bổ sung theo Lệnh hành pháp ngày 2.4.2025. Quy định có hiệu lực từ 12 giờ 1 phút sáng (giờ EDT) ngày 5.4.2025.
Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15.3.2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao.