Sau khi phát hiện bị viêm khớp vẩy nến, người phụ nữ về nhà tự ý mua thuốc nam sử dụng. Tuy nhiên, sau đó các khớp bàn tay, khớp liên đốt ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối và khớp cổ chân hai bên của bệnh nhân ngày càng sưng nhiều. Đặc biệt, vẩy nến trên da ngày càng nặng, mọc toàn thân khiến bà không thể đi lại được.

Chữa viêm khớp vẩy nến bằng thuốc nam, một phụ nữ mất khả năng đi lại

Hồ Quang | 18/08/2020, 14:41

Sau khi phát hiện bị viêm khớp vẩy nến, người phụ nữ về nhà tự ý mua thuốc nam sử dụng. Tuy nhiên, sau đó các khớp bàn tay, khớp liên đốt ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối và khớp cổ chân hai bên của bệnh nhân ngày càng sưng nhiều. Đặc biệt, vẩy nến trên da ngày càng nặng, mọc toàn thân khiến bà không thể đi lại được.

Bị đau khớp gối có nên chạy bộ không?

Chữa đau khớp gối bằng chích khớp, một phụ nữ suýt bị tàn phế ​

Ăn xà lách giúp tránh tim mạch, đau khớp và ngừa ung thư

Ngày 18.8, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho hay vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân mắc bệnh khớp vẩy nến không thể đi lại được do trước đó tự điều trị bằng thuốc nam.

Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biếtbà T.K.L (58 tuổi, ngụ tại tỉnh Đắk Lắk) bị vẩy nến da 8 năm và được điều trị bằng thuốc tại địa phương. Tuy nhiên, 4 năm gần đây bà xuất hiện đau nhức nhiều khớp. Sau khi khám tại một bệnh viện ở TP.HCM, các bác sĩ chẩn đoán bà L. bị viêm khớp vẩy nến.

Tuy nhiên, bà L. không điều trị liên tục theo chỉ dẫn của bác sĩ mà tự ý uống một loại thuốc nam. Khoảng 2 tháng qua, bà L. bị sưng đau nhiều ngày càng nhiều các khớp bàn tay, ngón tay, khớp liên đốt ngón tay, khớp cổ tay, khớp gối và khớp cổ chân 2 bên. Bên cạnh đó, tình trạng vẩy nến trên da ngày càng nặng, vẩy nến da toàn thân khiến bà không tự đi lại được.

ThS-BS Phạm Huỳnh Tường Vy (Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho biếttại đây bệnh nhân L. được chẩn đoán viêm khớp vẩy nến. Ban đầu bệnh nhân điều trị với các thuốc uống Methotrexate, kháng viêm, đồng thời được bác sĩ tư vấn dùng thuốc sinh học sớm vì tình trạng viêm khớp và viêm da của người bệnh đều nặng. Sau 2 tháng điều trị với thuốc DMARDs cổ điển và kháng viêm, người bệnh đáp ứng kém. Sau đó, bác sĩ ở đây đã chỉ định người bệnh điều trị bằng thuốc sinh học.

“Hiện nay sau khi tiêm 5 mũi thuốc sinh học, vẩy nến trên da người bệnh đã hết hoàn toàn, đau khớp giảm 90%, người bệnh có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường”, bác sĩ Vy cho biết.

Theo bác sĩ Vy, người bị viêm khớp vẩy nến thường gặp những triệu chứng mệt mỏi, sưng, đau các gân, sưng ngón tay, ngón chân và đôi khi có hình ảnh như khúc dồi; cứng khớp, sưng, đau một hoặc nhiều khớp, giới hạn vận động khớp, cứng khớp buổi sáng; móng tay chân bị lõm, rỗ; tiêu chảy (viêm ruột), đỏ và đau mắt (viêm màng bồ đào). Các triệu chứng này có thể giống với các bệnh khớp khác nhưviêm khớp dạng thấp, gout, các thể viêm khớp cột sống… nên rất dễ nhầm lẫn. Do đó, việc chẩn đoán viêm khớp vẩy nến chủ yếu dựa vào đánh giá của bác sĩ chuyên khoa và loại trừ các nguyên nhân khác. Cần khai thác các thông tin liên quan đến tiền căn bệnh lý, đặc biệt là vẩy nến; thăm khám lâm sàng đánh giá viêm khớp, tổn thương móng và thực hiện một số cận lâm sàng như tổng phân tích tế bào máu, CRP, máu lắng, X quang khớp, MRI khớp để chẩn đoán.

“Người bệnh không nên bỏ điều trị và tự ý điều trị các thuốc mà không được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo. Bên cạnh điều trị dùng thuốc và tuân thủ điều trị, người bệnh nên duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý”, bác sĩ Vy khuyến cáo.

Các chuyên gia y tế cho biếtviêm khớp vẩy nến bệnh lý viêm khớp mạn tính ở các khớp ngoại biên hoặc cột sống, có liên quan đến bệnh vảy nến. Đây là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tạo ra các đáp ứng viêm dẫn đến các triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp và mệt mỏi. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tỷlệ hiện mắc của viêm khớp vẩy nến chưa có thống kê chính xác, nhưng ước chừng khoảng 0,3 – 1% dân số và tần suất mắc mới của bệnh từ 3,4 – 8 trường hợp trên 100.000 người. Trong số những người bị vảy nến có khoảng 6 – 42%sẽ tiến triển sang viêm khớp vảy nến.

Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳđộ tuổi nào nhưng thường xảy ra ở người từ 30 đến 50 tuổi. Hầu hết người bệnh viêm khớp vảy nến thường khởi phát khoảng 10 - 12 năm sau khi có tổn thương da. Tuy nhiên, viêm khớp vảy nến cũng có thể khởi phát trước hoặc cùng lúc với vảy nến da.

Hiện chưa xác định nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp vẩy nến. Một số nghiên cứu cho rằng có thể do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, môi trường và yếu tố miễn dịch. Ngoài ra, bệnh có tính chất gia đình và có mối liên hệ với kháng nguyên HLA-B27 (thể cột sống) và các HLA-DR (thể nhiều khớp). Các tác nhân nhiễm khuẩn và chấn thương cũng có thể là yếu tố khởi phát bệnh. Viêm khớp vẩy nến có thể tiến triển chậm với các triệu chứng nhẹ hoặc có thể tiến triển nhanh và nặng tùytheo từng trường hợp.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chữa viêm khớp vẩy nến bằng thuốc nam, một phụ nữ mất khả năng đi lại