Bộ GD-ĐT cho biết mặc dù tới 31.3 là hết hạn các trường ĐH, CĐ phải công bố đề án tuyển sinh riêng, tuy nhiên tới thời điểm này Bộ vẫn chưa nhận được các đề án của nhiều trường.

Chưa công bố đề án tuyển sinh: Nhiều trường ĐH giải thích gặp khó

Dạ Thảo | 04/04/2021, 15:38

Bộ GD-ĐT cho biết mặc dù tới 31.3 là hết hạn các trường ĐH, CĐ phải công bố đề án tuyển sinh riêng, tuy nhiên tới thời điểm này Bộ vẫn chưa nhận được các đề án của nhiều trường.

Theo đại diện của Bộ GD-ĐT, tới ngày 3.4 nhiều trường đại học vẫn chưa công bố đề án tuyển sinh theo quy định. Điển hình như các trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ĐH Văn hóa TP.HCM, ĐH Y Dược Thái Bình, ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội...

Có nhiều lý do, tuy nhiên theo lý giải của đại diện Bộ GD-ĐT thì chính là do các trường chỉ công bố thông tin tuyển sinh chứ không có các thông tin quan trọng khác của đề án tuyển sinh hoặc danh sách các giảng viên cơ hữu. Một lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH (thuộc Bộ GD-ĐT), PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết:

"Hiện nay nhiều trường đang chưa kiểm soát được các điều kiện sơ tuyển, dẫn đến hạn chế trong công tác tuyển sinh. Điều đó dễ dẫn đến tình trạng thí sinh không đủ điều kiện để trúng tuyển. Hơn nữa, nhiều trường có điều kiện sơ tuyển không đúng với đề án tuyển sinh đã công bố trước đó cũng là một cách gây khó khăn khi tuyển sinh khiến các học sinh không đăng ký vào trường".

Bà Thủy cũng khẳng định: "Các trường cần điều động và hoàn thiện đội ngũ cán bộ, giảng viên trong chính cơ sở đào tạo của mình, lên kế hoạch chi tiết triển khai đề án tuyển sinh, đáp ứng nhu cầu tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đề ra. Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục đào tạo, cao đẳng công khai Đề án tuyển sinh, thực hiện việc tuyển sinh đúng quy chế và chịu trách nhiệm về chất lượng đầu vào của học sinh, có những hạn chế gì thì cần có trách nhiệm giải trình và giải quyết".

ban_khoannh_km_bi_thi_thpt_quc_gia5646465(1).jpg
Nhiều trường ĐH cho rằng họ gặp khó khi công bố công khai đề án tuyển sinh

Theo Vụ Giáo dục ĐH, việc các trường hiện nay chưa công bố đề án tuyển sinh hoặc chưa hoàn thành hết đề án là không đúng với quy định. Quy chế tuyển sinh mới dù có sửa đổi cũng không sửa đổi, bổ sung phần nào liên quan đến đề án tuyển sinh và quy định về công bố thông tin đến thí sinh. Theo dự kiến, thí sinh đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển đại học từ ngày 26.4. Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các đại học, học viện; trường đại học, trường sĩ quan đào tạo trình độ đại học; trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non rà soát, cung cấp và công bố thông tin tuyển sinh.

Theo đó, các trường phải xây dựng và công khai đề án trên trang thông tin điện tử của trường theo mẫu Phụ lục và các quy định tại Quy chế tuyển sinh. Đề án tuyển sinh hoặc đường link đến đề án phải được công khai tại trang chủ trên trang thông tin điện tử của trường; bảo đảm thuận lợi nhất cho thí sinh tìm hiểu. Thời gian công bố công khai đề án trên trang thông tin điện tử của trường: Với hình thức đào tạo chính quy trước ít nhất 15 ngày tính đến ngày thí sinh đăng ký xét tuyển, còn các hình thức đào tạo khác thì trước ít nhất 45 ngày tính đến ngày thí sinh đăng ký xét tuyển.

Tuy nhiên, theo giải thích của nhiều trường ĐH và CĐ việc chậm trễ công khai đề án tuyển sinh phụ thuộc cả vào ngày công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT mà Bộ đưa ra, chưa kể đến việc đảm bảo chất lượng lẫn học phí theo quy định. Bên cạnh đấy nhiều trường cũng chờ đợi động thái của Bộ GD-ĐT về việc chấp nhận mức học phí phù hợp với trường đề xuất, để không gây bất lợi cho thí sinh, đó cũng là một việc khiến đề án tuyển sinh của nhiều trường bị chậm trễ.

Thậm chí nhiều trường đã đối phó bằng cách công bố đề án tuyển sinh rút gọn. Có những trường chỉ công khai thông tin địa chỉ đào tạo và số điện thoại người phụ trách mảng tuyển sinh chứ không hề công khai kế hoạch chi tiết. Đó cũng chính là lý do nhiều trường trước đó đã công khai trùng cả các giảng viên cơ hữu của trường mình với trường khác.

Cũng theo giải thích của một lãnh đạo trường ĐH tại Hà Nội, việc công khai đề án tuyển sinh nói dễ thì cũng không dễ, khó thì cũng không khó. "Vì đơn giản khi công khai đề án tuyển sinh riêng thì chính trường đó đã chuẩn bị được ngân hàng câu hỏi, đề thi cũng như đội ngũ chấm thi cũng phải được chuẩn hóa. Mỗi trường sẽ công bố đề án tuyển sinh theo yêu cầu riêng, đảm bảo chất lượng đầu vào chứ cách thức tuyển sinh như thế nào tùy cách làm của mỗi trường.

Theo TS.Lê Viết Khuyến – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) thì năm nào cũng có các trường công bố đề án tuyển sinh chậm hoặc quá thời hạn. Tuy không gây hậu quả nhưng dễ dẫn đến mất uy tín của nhà trường và thiếu trách nhiệm xã hội. Hơn nữa, việc công khai đề án tuyển sinh cũng là điều để cho Bộ GD-ĐT cũng như xã hội kiểm tra lại những việc nhà trường thực hiện trước khi tuyển sinh và sau khi các sinh viên ra trường. "Trong bối cảnh bùng nổ thông tin việc công bố đề án tuyển sinh sớm chính là việc cạnh tranh nhau để chiếm được nhiều hồ sơ của các học sinh khá, giỏi hơn, đồng thời là cơ sở để tổ chức lại đội ngũ giảng viên, để học sinh tìm hiểu kỹ hơn về môi trường giáo dục mới của chính mình. Bên cạnh đấy, việc công khai đề án tuyển sinh chính là tăng cường ông cụ quản lý nhà nước để bảo đảm các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, minh bạch, đúng quy định và chất lượng." - ông Khuyến cho hay.

Bài liên quan
Lần đầu tiên công bố hình dáng hạt ánh sáng photon
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một lý thuyết lượng tử mới lần đầu tiên định nghĩa hình dạng chính xác của một photon, cho thấy sự tương tác của nó với các nguyên tử và môi trường của nó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chưa công bố đề án tuyển sinh: Nhiều trường ĐH giải thích gặp khó