“Hà Nội và TP.HCM vẫn là 2 đầu tàu kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng với đó là 7 vùng kinh tế chiến lược. Việc ra đời cũng không ảnh hưởng gì đến các nguồn lực của Trung ương và địa phương”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Chủ tịch QH đề nghị ĐB cho phép Phó Thủ tướng trả lời về đặc khu bằng văn bản

Trí Lâm | 06/06/2018, 17:36

“Hà Nội và TP.HCM vẫn là 2 đầu tàu kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng với đó là 7 vùng kinh tế chiến lược. Việc ra đời cũng không ảnh hưởng gì đến các nguồn lực của Trung ương và địa phương”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Giảm phí BOT, xem xét việc cấm nhập máy đào Bitcoin

Chiều 6.6, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn trước Quốc hội. Trước hết, về vấn đềđầu tư BOT và xử lý tồn tại các dự án BOT, báo cáo của Chính phủ nêu rõ: Huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, trong đó có đầu tư theo hình thức BOT là chủ trương rất cần thiết và đúng đắn, được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa XI) và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là đối với kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc, yếu kém và sai phạm.

Thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan (trong đó có Nghị định số 30/2015/NĐ-CP về đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư BOT); thực hiện nghiêm Nghị quyết số 437 của UBTVQH, sớm nghiên cứu, xây dựng, trình Quốc hội dự án Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành công khai, minh bạch quá trình thực hiện dự án, nhất là việc tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Về xử lý tồn tại của các dựán BOT, Chính phủ đã và đang chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm. Trên cơ sở kết quả kiểm toán, thanh tra, rà soát từng dự án BOT, khẩn trương quyết toán, điều chỉnh giảm phí BOT phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.

Về phòng, chống tham nhũng, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết công cuộc phòng chống tham nhũng năm qua đạt được kết qủa to lớn, căn bản, người dân đồng tình ủng hộ. “Chúng tôi tham gia diễn đàn kinh tế tại Thụy Sỹ thì các nước có hỏi là chống tham nhũng thế có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư hay không? Tôi bảo không, vì năm qua chúng ta đạt được thành công cả về kinh tế lẫn chống tham nhũng”.

Về vấn đề tiền ảo, Phó thủ tướng cho biết, Thủ tướng đã chỉ đạo xây dựng đề án quản lý tiền ảo. Ngân hàng Nhà nước đã ra văn bản không công nhận tiền ảo là đồng tiền hợp pháp ở Việt Nam.

“Việc nhập máy đào Bitcoin là vô cùng sôi động, đã hơn 16.000 máy, ở TP.HCM là hơn 9.000, Hà Nội khoảng 6.000. Bộ Tài chính đề xuất cấm nhập nhưng đang cần nghiên cứu thêm về pháp lý”, Phó thủ tướng nói.

Đặc khu không ảnh hưởng đến Hà Nội và TP.HCM

Đại biểu Nguyễn Văn Thân đặt câu hỏi, nếu Quốc hội thông qua Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, Chính phủ có tiêu chí nổi trội gì về việc chọn cán bộ, đặc biệt là chức danh chủ tịch?

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay, nói là đặc khu là có tính chất đặc biệt, nhiệm vụ đặc biệt "thì chắc cán bộ cũng phải đặc biệt".

Theo ông, trong dự luật cũng quy định lựa chọn người đứng đầu là Chủ tịch đặc khu với quy trình chặt chẽ theo hướng: Chủ tịch tỉnh giới thiệu, Bộ Nội vụ thẩm định, HĐND bầu và Thủ tướng phê chuẩn.

"Tôi nghĩ chắc chắn sẽ chọn được người đủ đức, đủ tài", Phó thủ tướng nói.

Trả lời chất vấn Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Phó thủ tướng nêu rõ 3 đặc khu sẽ đóng góp sự phát triển như thế nào đối với kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo chủ quyền quốc gia, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, trên thế giới, việc thành lập đặc khu để thử nghiệm thể chế vào tạo ra tăng trưởng là nguyên tắc chung.

“Hà Nội và TP.HCM vẫn là 2 đầu tàu kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng với đó là 7 vùng kinh tế chiến lược. Việc ra đời cũng không ảnh hưởng gì đến các nguồn lực của Trung ương và địa phương”, Phó thủ tướng nói.

Chưa hài lòng với câu trả lời của ông Vương Đình Huệ, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhắc lại câu hỏi: Xin Phó thủ tướng cho một vài phác thảo về phát triển kinh tế - xã hội tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; mối quan hệ phát triển kinh tế 3 đặc khu này với an ninh quốc phòng, sự vẹn toàn lãnh thổ cả nước theo thời gian ra sao?

Trước câu hỏi của đại biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, Quốc hội đang bàn Luật đơn vị hành chính kinh tế đặcbiệt, hiện chưa ban hành, để có câu trả lời đầy đủ vấn đề đại biểu nêu thì cần nghiên cứu chặt chẽ hơn. "Xin đại biểu cho phép Phó thủ tướng trả lời bằng văn bản", bà Ngân nói.

Tăng tuổi hưu có ảnh hưởng đên việc làm người trẻ?

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nêu câu hỏi, thời gian tới Nhà nước xem xét tăng tuổi nghỉ hưu, liệu có ảnh hưởng đến cơ hội tìm việc làm của giới trẻ hay không?

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là vấn đề nhạy cảm, được dư luận đặc biệt quan tâm, động chạm đến hàng chục triệu người kể cả những người đang làm việc và những thanh niên sắp bước vào thị trường lao động.

Theo Phó thủ tướng, kinh nghiệm các nước giải quyết vấn đề này là chuẩn bị rất sớm nhưng có lộ trình chặt chẽ để không tạo sốc cho thị trường lao động. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu dựa vào nhiều yếu tố như tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm;cơ cấu ngành nghề, có những ngành nghề cần chuyên môn sâu thì nên kéo dài tuổi nghỉ hưu;vấn đề già hoá dân số, tuổi thọ của người dân đang tăng trong khi đó 60 năm qua Việt Nam chưa tăng tuổi nghỉ hưu...

Ngoài ra còn vấn đề bình đẳng giới, tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ ở Việt Nam hiện cách nhau quá xa (5 tuổi), các nước trên thế giới khoảng cách này không đáng kể.

Cuối cùng theo Phó thủ tướng, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phụ thuộc vào cân đối dài hạn quỹ bảo hiểm xã hội. "Trên cơ sở đó vừa qua Nghị quyết Trung ương quyết định từ năm 2021 sẽ điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo lộ trình thận trọng và phù hợp".

Đại biểu Bùi Sĩ Lợi chất vấn, Chính phủ 3 lần lỡ hẹn cải cách tiền lương, nay Trung ương đã có Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương, đại biểu đề nghị Phó thủ tướng làm rõ: Khả năng cân đối để cải cách tiền lương? Có làm tăng trần nợ công không? Giải pháp kiềm chế chỉ số giá sinh hoạt khi tăng tiền lương?

Trả lời đại biểu, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đây là vấn đề được quan tâm hiện nay. Dư luận phấn khởi khi Trung ương ban hành Nghị quyết về cải cách tiền lương, nhưng tăng thế nào, nguồn đâu tăng lương, tăng lương có ảnh hưởng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô hay không?

Phó thủ tướng cho biết, Chính phủ có tính toán cân nhắc trình Trung ương thảo luận và quyết định. Mặc dù tăng lương không phải là toàn bộ vấn đề cải cách nhưng là vấn đề cốt lõi và được quan tâm.

Để tăng lương, giải pháp tiền đề là phải xác định được vị trí việc làm để thiết kế hệ thống chính sách tiền lương; biện pháp đột phá là quyết liệt tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách; giải pháp tài chính mà căn cơ nhất là tăng thu, chống thất thu, tiết kiệm chi tiêu, dành tỷ lệ tăng thu để cải cách tiền lương...

Quá trình cân đối Chính phủ dựa vào Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị để tính toán trả lương mà vẫn đảm bảo trần nợ công 65%, kiểm soát được chỉ số lạm phát. Tăng lương gắn với tăng năng suất lao động thì tăng CPI không lớn, vừa đáp ứng cải cách tiền lương vừa ổn định kinh tế vĩ mô.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch QH đề nghị ĐB cho phép Phó Thủ tướng trả lời về đặc khu bằng văn bản