Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước nới dần giãn cách xã hội, giúp phục hồi kinh tế TP.HCM.

Chủ tịch nước: Từng bước nới giãn cách, giúp TP.HCM phục hồi kinh tế

Tú Viên (Tổng hợp) | 02/10/2021, 13:49

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định nhà nước sẽ tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước nới dần giãn cách xã hội, giúp phục hồi kinh tế TP.HCM.

Sáng 2.10, tại đầu cầu Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng một số đại biểu quốc hội đoàn TP.HCM tiếp xúc cử tri trước thềm kỳ họp thứ 2 khóa 15 theo hình thức trực tuyến.

Đây là cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đầu tiên của Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM với doanh nghiệp TP - lực lượng sản xuất quan trọng đang có có nhiều tâm tư, nguyện vọng mong muốn được phản ánh tới các cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Buổi tiếp xúc cũng ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp (DN) về công tác phòng chống dịch COVID-19; nâng cao hiệu quả triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ và TP.HCM đối với doanh nghiệp…

Tại hội nghị, báo cáo đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với DN trên địa bàn TP, ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực đều rơi vào tình trạng tê liệt, phải đóng cửa, ngừng kinh doanh trong thời gian giãn cách xã hội từ ngày 9.7 đến nay.

Chỉ có gần 20% năng lực sản xuất được duy trì hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ, một cung đường 2 địa điểm.

Các DN còn duy trì hoạt động chủ yếu để bảo đảm sản xuất cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân... nhưng chi phí cao, thua lỗ nặng, không thể kéo dài bền vững được.

ctn.jpeg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc tiếp xúc -Ảnh: Internet

Qua khảo sát cho thấy 40% DN còn dòng tiền duy trì hoạt động ít hơn 1 tháng đã tạm ngừng hoạt động và chỉ có 17,7% DN đang duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ lệ tạm DN có dòng tiền hiện tại có thể giúp duy trì hoạt động từ 1 đến dưới 3 tháng đều quanh mức 46%.

Số lượng DN giải thể, đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh cao hơn nhiều so mới số DN thành lập mới. Các DN giải thể, ngừng hoạt động hầu hết là DN nhỏ, siêu nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực vận tải, du lịch, hoặc không thuộc ngành thiết yếu theo quy định.

Theo báo cáo thống kê thì đến tháng 8.2021, TP.HCM có 24.000 DN rời khỏi thị trường tính từ đầu năm, chiếm 28,1% và tăng 6,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, con số thực tế còn cao hơn nhiều vì một số lớn các DN chưa khai báo.

Về tình hình lao động, có tới khoảng gần 30% lao động bị mất việc làm; trong đó ngành da giày giảm rất sâu ở mức 62%; ngành dệt may giảm 42,6%; ngành dịch vụ lưu trú (khách sạn) giảm 37%; ngành dịch vụ ăn uống giảm 38%.

Số người lao động phải rời TP về quê ước tính vài trăm ngàn người. Một bộ phận người lao động do bị tác động của đại dịch có tâm lý hoang mang, không muốn quay lại làm việc” - ông Dũng nói và cho rằng đây sẽ là khó khăn lớn khi DN phục hồi sản xuất trở lại.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sáng kiến của lãnh đạo Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM khi có nhiều đề xuất kịp thời trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến nặng.

Người đứng đầu nhà nước gửi lời chia sẻ với người dân TP.HCM về những đau thương, mất mát quá lớn do tác động của đại dịch. Ông bày tỏ sự đồng cảm với những vất vả, khó khăn, kể cả thiệt hại về việc làm, kinh tế, sinh kế của người dân, DN do tuân thủ giãn cách xã hội khi dịch xảy ra hơn 4 tháng ở TP.HCM.

Theo ông, COVID-19 vừa qua đã khiến hàng chục nghìn DN phải đóng cửa, giải thể, ngừng hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm có hơn 90.300 DN ngừng hoạt động, riêng TP.HCM có gần 16.000 DN ngừng hoạt động và giải thể.

Ngoài ra, GDP của TP.HCM trong 9 tháng đầu năm đạt mức thấp nhất thời gian qua; tình hình kinh tế và an sinh xã hội là vấn đề bức bối; toàn bộ nền kinh tế thành phố, thu nhập, sức mua của người dân, DN bị thiệt hại lớn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ: "Chúng ta tin tưởng khó khăn hiện nay chỉ là tạm thời. Khó khăn lớn nhất đã nằm lại phía sau. Có thể nói tương lai dù còn nhiều thách thức nhưng ánh sáng đã xuất hiện ở đoạn cuối đường hầm. Những cơ hội kinh tế đang đã mở ra, không chỉ bù đắp lại mất mát đã qua mà còn cơ hội lớn để bứt phá. Đảng, Nhà nước, chính quyền TP, trước hết là ngành tài chính, thuế, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành trung ương đang và sẽ tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, từng bước nới dần giãn cách xã hội, giúp phục hồi kinh tế TP.HCM".

Đánh giá cao chia sẻ của Chủ tịch nước tại buổi tiếp xúc, các DN TP.HCM cũng đề xuất nhiều giải pháp gửi đến các cơ quan chức năng để hỗ trợ DN trong thời gian tới. Các DN cũng đề nghị Chính phủ có những giải pháp cụ thể cho DN thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn, tái cơ cấu lại khoản vay, lãi vay; đề nghị cơ quan chức năng cần công khai thông tin về chiến lược, kế hoạch và kịch bản phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo đủ thông tin và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân và cũng là cơ sở để DN chủ động các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bài liên quan
Chủ tịch nước gặp Thủ tướng Nhật Bản nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2024
Sáng 16.11 (giờ địa phương), nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
11 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch nước: Từng bước nới giãn cách, giúp TP.HCM phục hồi kinh tế