Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Thụy Sĩ và Nga từ giữa tuần này, theo lời mời của Tổng thống Parmelin và Tổng thống Putin.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sắp thăm Nga, Thụy Sĩ

P.V | 23/11/2021, 09:40

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Thụy Sĩ và Nga từ giữa tuần này, theo lời mời của Tổng thống Parmelin và Tổng thống Putin.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Thụy Sĩ và Nga từ ngày 25.11 đến 2.12, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN.

Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, sau đó quyết định nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược vào năm 2001. 11 năm sau, hai nước trở thành đối tác chiến lược toàn diện. Quan hệ giữa hai nước được tăng cường thông qua trao đổi các phái đoàn và những cuộc gặp song phương ở mọi cấp.

Hồi tháng 9 vừa qua, Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev, khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng và thân thiết của Nga ở châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là nước duy nhất Tổng thống Vladimir Putin đã thăm 5 lần.

Ông cũng nhấn mạnh, Nga không quên sự hỗ trợ của Việt Nam vào thời điểm dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020, khi Nga gặp khó khăn do chưa sản xuất được nhiều khẩu trang, khẳng định sẽ nỗ lực hết sức trong đẩy nhanh cung cấp vắc xin Sputnik V cho Việt Nam.

Việt Nam và Thụy Sĩ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1971. Trong 30 năm qua, hợp tác phát triển kinh tế của Thụy Sĩ tại Việt Nam đạt 600 triệu Franc (15 nghìn tỷ đồng) và Việt Nam là một trong số các nước ưu tiên của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) trong nhiều năm.

Hồi tháng 8 vừa qua, Thụy Sỹ cũng viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam 500.000 bộ kit xét nghiệm nhanh nCoV, 300.000 khẩu trang kháng khuẩn và 30 máy thở oxy với tổng trị giá khoảng 120 tỉ đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sắp thăm Nga, Thụy Sĩ