Đã sang ngày thi đấu thứ 6 ở Asian Games 2014 nhưng số HCV của Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) cho đến giờ vẫn có 1 chiếc của Dương Thúy Vy của môn wushu. Một kỳ Asiad thất bại nữa đang hiển hiện trước mắt Đoàn TTVN cho dù vẫn còn đến 9 ngày thi đấu nữa.

Chờ vàng đến… vàng mắt

Một Thế Giới | 25/09/2014, 19:12

Đã sang ngày thi đấu thứ 6 ở Asian Games 2014 nhưng số HCV của Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) cho đến giờ vẫn có 1 chiếc của Dương Thúy Vy của môn wushu. Một kỳ Asiad thất bại nữa đang hiển hiện trước mắt Đoàn TTVN cho dù vẫn còn đến 9 ngày thi đấu nữa.

Vẫn hụt vàng theo kiểu “tự cắn vào lưỡi”

Ngay thi đấu đầu tiên và cũng là ngày đen đủi cho Đoàn TTVN khi xạ thủ trẻ Nguyễn Hoàng Phương để hụt chiếc HCV ở nội dung 50m súng ngắn hơi nam. Thi đấu xuất thần dẫn đầu cho đến lượt bắn cuối cùng và hơn Rai Jitu (Ấn Độ) đến 0,7 điểm nên ở lượt cuối (mỗi lượt 2 viên) chỉ cần bắn trên 8,5 điểm là coi như nắm HCV trong tay nhưng Hoàng Phương lại bắn viên đầu được 8,7 điểm còn viên thứ hai được… 5,8 điểm.

Kết quả Rai Jitu giành HCV với số 186,2 điểm (9,6 và 8,4 điểm = 18 điểm ở lượt cuối), còn Hoàng Phương đứng nhì với 183,4 điểm do lượt cuối chỉ bắn được 14,5 điểm. Một phóng viên chuyên theo dõi môn bắn súng đã mô tả viên đạn cuối cùng của Hoàng Phương khá hài hước nhưng chua chát: “Bắn thế khác gì ném gạch vào bia” (!?)

Tuy nhiên, so với đàn anh Hoàng Xuân Vinh ở Asiad 2010 thì Hoàng Phương bắn viên cuối vẫn còn “tốt chán” thì ở Quảng Châu 4 năm trước, trước viên cuối cùng Xuân Vinh cũng đang bỏ xa đối thủ ở nội dung 25m súng ngắn ổ quay và chỉ cần bắn trúng bia là lấy HCV. Thế nhưng, do quá hồi hộp, Xuân Vinh để súng bị… cướp cò làm viên đạn “bay đi đâu mất tiêu” và “bay" ra luôn khỏi bảng thành tích.

Cho vang den… vang mat
Gương mặt thất vọng của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh khi không lọt nổi vào vòng chung kết nội dung 10m súng ngắn hơi dù anh đang nhà VĐTG và giữ kỷ lục thế giới lập được hồi tháng 3.2014 tại Cúp bắng súng thế giới ở Mỹ

Ở kỳ Asiad 2014 tại Incheon, Hoàng Xuân Vinh thi đấu với tư cách nhà vô địch thế giới ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam song anh cũng thất bại nốt, thậm chí không lọt nổi vào lượt bắn chung kết. Hy vọng đoạt HCV của Đoàn TTVN gần như tắt ngúm dù bắn súng vẫn còn thi đấu 4 ngày nữa mới kết thúc.

Những thất bại của Nguyễn Hoàng Phương hay Hoàng Xuân Vinh là điều mà người hâm mộ, báo chí thể thao Việt Nam không còn lạ và chúng ta không trách cứ họ mà đành chấp nhận như sự yếu kém của một nền thể thao còn quá nghiệp dư khiến VĐV không có được tâm lý vững vàng ở thời khắc quyết định.

Đối với nền thể thao số 1 châu Á là Trung Quốc, họ có  châm ngôn: “Chuyên môn đào tạo được nhưng tâm lý thi đấu không đào tạo được” để đề cao độ “lỳ lợm bẩm sinh” của các VĐV.

Thể thao Việt Nam đang nhảy điệu… “Moon Walk”

Cho đến thời điểm này, tức khi ngày thi đấu thứ 6 đã kết thúc thì số lượng HCV của đoàn TTVN vẫn chỉ có 1 và rất có thể nó sẽ duy trì cho đến ngày thi đấu cuối cùng trước khi môn Karatedo kết thúc kỳ Đại hội Asiad (ngày 4.10).

Karatedo chính là môn mà Đoàn TTVN đang mong đợi sẽ đem lại HCV khi các môn wushu, cầu mây là 2 môn kỳ vọng vàng đã thi xong và bắn súng lại quá khó để đạt thành tích, dù chỉ là HCB. Một niềm hy vọng vàng của Đoàn TTVN là VĐV Phan Thị Hà Thanh ở môn thể dục chỉ đoạt HCĐ môn nhảy chống vào hôm qua.

Thông tin mới nhất trong ngày thi đấu 25.9, Hà Thanh giành HCB ở nội dung cầu thăng bằng với 14.433 điểm, thua VĐV  Kim Un Hyang (Triều Tiên) đứng nhất với 14.700 điểm. Như vậy hy vọng lớn nhất của Đoàn TTVN ở môn Thể dục dụng cụ là Phan Thị Hà Thanh đã không thể lấy vàng ở 2 nội dung sở trường.

Trước đó một hy vọng vàng khác là đô cử Thạch Kim Tuấn dù thi đấu xuất sắc ở nội dung 56kg nam, phá kỷ lục Asiad ở phần cử giật cũng đã thua tổng cử nhà vô địch thế giới Om Yul Chol (Triều Tiên).

Cho vang den… vang mat
Hy vọng chiếc HCV mà Dương Thúy Vy đạt được ở môn wushu không phải là chiếc HCV cuối cùng mà Đoàn TTVN đoạt được ở Asian Games 2014 

Môn “nữ hoàng” điền kinh chưa thi đấu, tuy nhiên khi VĐV Trương Thanh Hằng ở cự ly 800m và 1500m bị xe tông gãy chân cách đây gần 2 năm thì điền kinh VN chưa có VĐV nào đủ sức cạnh tranh huy chương Asiad ở cư ly trung bình.

Hy vọng có HCV đang được dồn cho 4 cô gái Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Oanh ở nội dung 4x400m khi được cho sang Mỹ tập huấn gần 1 năm nay, tuy nhiên cũng không dám chắc bởi nội dung này tuyển nữ Thái Lan rất mạnh.

Trong khi đó “nữ hoàng nước rút ĐNÁ” Vũ Thị Hương nếu thi đấu tốt chỉ nhắm đến chiếc HCB ở cự ly 100m, 200m khi 4 năm trước đang ở đỉnh cao phong độ cô gái quê ở Thái Nguyên đoạt HCĐ nội dung 100m và HCB nội dung 200m.

Nói chung thì Đoàn TTVN giờ nhìn đâu cũng thấy kẹt nên biết trông chờ vào những tấm HCV xuất thần vào giờ chót của các VĐV, giống như tại Asiad 2006 Doha-Qatar thì tuyển cầu mây nữ giật liền 2 HCV và Vũ Thị Nguyệt Ánh ở hạng cân 48kg.

Bốn năm trước tại Asiad Quảng Châu phải đến giờ chót VĐV Lê Bích Phương hoàn toàn vô danh đã bất ngờ giành chiếc HCV duy nhất ở nội dung đối kháng -55kg nữ karatedo, cứu cho Đoàn TTVN một kỳ Asian Games “thảm họa” trắng vàng.

Dù đầu tư với kinh phí ngày càng lớn song thành tích của Đoàn TTVN tại 3 kỳ Asiad gần đây (tính cả Asiad 2014) lai đi giật lùi so với kỳ Asiad 2002 tại Busan (Hàn Quốc) các VĐV đã mang lại đến 4 HCV giúp Việt Nam đứng hạng 15 chung cuộc, thứ hạng cao nhất mà chúng ta đạt được ở sân chơi cấp châu lục tính đến giờ.

Bàn Thành

SEA Games  đứng top 3, đến Asiad thua cả Singapore lẫn Myanmar

Một trong những điều đáng hổ thẹn nhất của Thể thao VN là ở các kỳ SEA Games thì Đoàn TTVN luôn nằm trong top 3 cùng với Thái Lan, Malaysia nhưng đến Asiad trong khi Thái Lan và Malaysia vẫn giữ đúng vị trí của họ như đã khẳng định tại khu vực thì Việt Nam lại thua sút đến mức kém cả Singapore, Philippines và cả Myanmar.

Tại kỳ Asian Games 2014 này, viễn cảnh này đang tái lặp khi đến ngày 25.9, Myanmar đã có 2 HCV và cả 2 đều ở môn cầu mây đứng ngay trên đoàn Việt Nam (1 HCV, 5 HCB, 15 HCĐ) dù Myanmar hoàn toàn không có bất cứ HCB, HCĐ nào.

Bảng thành tích của Đoàn TTVN và các nước ĐNÁ trong 3 kỳ Asiad 2002, 2006, 2010 cho thấy điều đó.

ASIAD 2010 

Thái Lan: 11 HCV, 9 HCB, 32 HCĐ, xếp hạng 9/35

Malaysia: 9 HCV, 18 HCB, 14 HCĐ, xếp hạng 10/35 

Indonesia: 4 HCV, 9 HCB, 13 HCĐ, xếp hạng 15/3

Singapore: 4 HCV, 7 HCB, 6 HCĐ, xếp hạng 16/35

Philippines: 3 HCV, 4 HCB, 9 HCĐ, xếp hạng 19/35

Myanmar: 2 HCV, 5 HCB, 3 HCĐ, xếp hạng 22/35 

Việt Nam: 1 HCV, 17 HCB, 15 HCB, xếp hạng 24/35 

ASIAD 2006 

Thái Lan: 13 HCV, 15 HCB, 26 HCĐ, xếp hạng 5/36

Malaysia: 8 HCV, 17 HCB, 17 HCĐ, xếp hạng 11/36 

Singapore: 8 HCV, 7 HCB, 12 HCĐ, xếp hạng 12/36

Philippines: 4 HCV, 6 HCB, 9 HCĐ, xếp hạng 18/36 

Việt Nam: 3 HCV, 13 HCB, 7 HCĐ, xếp hạng 19/36 

ASIAD 2002 

Thái Lan: 14 HCV, 19 HCB, 10 HCĐ, xếp hạng 6/36

Malaysia: 6 HCV, 8 HCB,16 HCĐ, xếp hạng 12/36 

Singapore: 5 HCV, 2 HCB, 10 HCĐ, xếp hạng 13/36 

Indonesia: 4 HCV, 7 HCB, 12 HCĐ, xếp hạng 14/36

Việt Nam: 4 HCV, 7 HCB, 7 HCĐ, xếp hạng 15/36

(Nguồn: Wikipedia – TTVH tổng hợp)


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chờ vàng đến… vàng mắt