Lúc mang danh chủ tịch, trưởng ban thì các em dễ bị ảo tưởng quyền lực. Để rồi khi các em không còn được làm nữa hoặc bị thay thế thì dễ rơi vào khủng hoảng nội tâm, luẩn quẩn vì có thể bị bạn bè chọc vì “mất chức”

Cho các em làm 'chủ tịch' nhưng lúc mất chức thì sẽ ra sao?

Một Thế Giới | 18/07/2015, 06:09

Lúc mang danh chủ tịch, trưởng ban thì các em dễ bị ảo tưởng quyền lực. Để rồi khi các em không còn được làm nữa hoặc bị thay thế thì dễ rơi vào khủng hoảng nội tâm, luẩn quẩn vì có thể bị bạn bè chọc vì “mất chức”

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học với một số nội dung mới theo định hướng của thông tư 30 (về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học) và mô hình trường học mới, trong đó có quy định lớp trưởng tiểu học sẽ là chủ tịch hội đồng tự quản.

Các chuyên gia tâm lý nói gì?
Xung quanh vấn đề này, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất, nguyên giảng viên ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết ý kiến trên tờ Pháp luật TP.HCM. “Tuổi của các cháu là tuổi hồn nhiên, phải làm cho các cháu hòa hợp với nhau, luôn luôn coi nhau như những người bạn thân thiết. Làm thế nào thầy cô giáo có thể phát huy được tâm lý thân thiện giữa các cháu, đấy là cái quan trọng” - ông Chất nhấn mạnh.
“Thành ra chủ tịch hội đồng tự quản thành một “ông tướng” của lớp, muốn ai làm cái gì thì phải làm, nhận xét ai thế nào thì có quyền, không ai dám phản biện lại. Các thầy cô giáo nếu không cẩn thận sẽ có thể dẫn đến tâm lý các cháu như vậy và nếu dẫn đến tâm lý như vậy nó sẽ trái với mục đích các cháu phải hòa hợp, thân thiện với nhau” - ông Chất phân tích.
Cũng trên Pháp Luật TP.HCM, Luật gia - chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ (Công ty Tâm lý trẻ, TP.HCM) cho rằng các em đến lớp học là để được bình đẳng. “Tất nhiên có những em được cân nhắc lên làm người hỗ trợ cho giáo viên trong việc quản lý lớp học nhưng việc này rất bình thường và không thuộc về quyền lực cá nhân. Cho nên việc đặt ra những chức danh chủ tịch, phó chủ tịch sẽ tạo ra sự phân biệt trong học sinh với nhau, tạo tâm lý cho đứa trẻ ảo tưởng về mình” - bà Huệ nói.
Bà Huệ tỏ ra lo xa khi cho biết lúc mang danh chủ tịch, trưởng ban thì các em dễ bị ảo tưởng quyền lực. Để rồi khi các em không còn được làm nữa hoặc bị thay thế thì dễ rơi vào khủng hoảng nội tâm, luẩn quẩn vì có thể bị bạn bè chọc vì “mất chức”.
Giáo viên và phụ huynh nói gì?
Trả lời trên báo Tuổi trẻ, cô  Phạm Thúy Hà, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4, TP.HCM), cho rằng: “Việc đưa những yếu tố của hội đồng tự quản vào lớp học nhằm xây dựng sự tự chủ, chủ động và dân chủ ở HS ngay từ lứa tuổi nhỏ. Các em được tham gia bầu chọn và đảm nhiệm các vai trò trong lớp học để tăng sự tự tin và trách nhiệm công việc. Con số 35 HS/lớp dù chưa thật sự phù hợp với thực tế, nhưng điều này sẽ đòi hỏi ngành giáo dục tăng cường cơ sở vật chất trường lớp để đáp ứng được yêu cầu. Bởi ở nước ngoài, số lượng HS không quá 30 em/lớp, nhờ vậy chất lượng giáo dục tốt hơn chúng ta nhiều”.
Anh Hồ Quốc Chương, một phụ huynh học sinh cho rằng: "Người lớn đừng quan trọng hóa vấn đề như vậy chỉ rắc rối hơn mà thôi, cháu tôi học trường Quốc tế, ở cấp Tiểu học mỗi tháng bầu lớp trưởng 1 lần, qua đó các cháu sẽ tự nhận xét lẫn nhau và tự bầu người mình chọn (có thể tự ứng cử nếu mình tự tin), qua đó các cháu cũng có dịp nhìn lại mình để tiến bộ hơn, rất vui vẻ và tự giác, người lớn không can thiệp sâu vào, giáo viên chỉ theo dõi, và định hướng mà thôi. Mọi việc rất nhẹ nhàng thoải mái như một trò chơi có tính giáo dục."

Ý kiến của Bộ giáo dục?

Trao đổi về sự khác nhau giữa lớp trưởng và chủ tịch hội đồng tự quản, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng lớp trưởng trước đây nhiều khi đứng ra thay giáo viên theo dõi, đôn đốc việc học hành của các thành viên trong lớp, theo dõi các bạn đi học muộn, không học bài. Giờ lớp trưởng không làm thay việc này nữa, mà chính các thành viên trong lớp bảo ban, bình bầu, theo dõi, giám sát lẫn nhau.

“Với hội đồng tự quản, chính các em đứng ra tổ chức, bàn bạc với nhau, thậm chí đề xuất nguyện vọng để thông qua hội đồng tự quản báo cáo với giáo viên, đoàn đội, báo cáo phụ huynh học sinh. Điều này không phải là để nhẹ việc cho giáo viên, cho nhà trường mà tăng khả năng tự chủ tự quản, sinh hoạt cùng nhau, trao đổi góp ý lẫn nhau của học sinh, tăng kỹ năng sống cho các em” - Pháp Luật TPHCM dẫn lời ông Hiển.

PV (th)
Bài liên quan
ĐBQH: Nhiều giáo viên đang 'ngại' xử lý vi phạm của học sinh
ĐBQH cho rằng đang thiếu các quy định về bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều giáo viên né tránh, ngại xử lý vi phạm của học sinh, hạn chế trao đổi thông tin đối với gia đình và học sinh...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cho các em làm 'chủ tịch' nhưng lúc mất chức thì sẽ ra sao?