Mục tiêu đến năm 2020 ít nhất 90% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết và trên 60% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Chính phủ và MTTQ 'bắt tay' cùng giải quyết nạn thực phẩm bẩn

Trí Lâm | 30/03/2016, 17:38

Mục tiêu đến năm 2020 ít nhất 90% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết và trên 60% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020

Ngày 30.3, tại Hội nghị liên tịch thường niên nhằm đánh giá kết quả phối hợp công tác năm 2015, đề ra nhiệm vụ trọng tâm phối hợp công tác năm 2016 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khái quát những kết quả nổi bật về kinh tế - xã hội mà đất nước ta đạt được trong năm 2015 và trong Kế hoạch 5 năm 2011-2015.

Trong hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQ) Nguyễn Thiện Nhân đã ký Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020.

Mục đích của chương trình phối hợp nhằm tổ chức vận động toàn xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở hình thành vững chắc nếp sống văn hóa.

Theo đó, nông dân Việt Nam phải là người sản xuất thực phẩm an toàn, người Việt Nam tiêu dùng thực phẩm phải an toàn, góp phần bảo đảm sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, nâng cao uy tín quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; đồng thời tạo được dư luận xã hội mạnh mẽ cổ vũ, biểu dương và tổ chức nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; kiên quyết phê phán và xử lý theo quy định của pháp luật hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

Mục tiêu phấn đấu của chương trình là đến năm 2020 vận động ít nhất 90% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết và trên 60% số hộ được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đồng thờiphấn đấu 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp được công nhận là sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Tất cả xã được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.

Chương trình cũng đề ra các những nội dung phối hợp và giải pháp thực hiện cụ thể, trong đó có tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm, xây dựng và nhân rộng các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; tổ chức giám sát chấp hành pháp luật an toàn thực phẩm; phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm an toàn thực phẩm; định kỳ sơ kết và tổng kết việc thực hiện chương trình phối hợp…

Chương trình cũng phân công trách nhiệm cụ thể đối với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng như đối với Ban Thường trực UBTWMTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Tăng cường phối hợp đôi bên

Thủ tướng khẳng định trong kết quả chung mà đất nước đạt được có đóng góp của sự phối hợp hiệu quả giữa Chính phủ và UBTWMTTQ Việt Nam. Qua phối hợp, Chính phủ thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình với tư cách là cơ quan hành chính cao nhất của đất nước. Kết quả của sự phối hợp này cũng góp phần khẳng định được vai trò, vị thế, chức năng, nhiệm vụ của UBTWMTTQ Việt Nam.

Cũng tại hội nghị, Thủ tướng đề nghị hai bên cần đặc biệt quan tâm phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Người đứng đầu Chính phủyêu cầu phối hợp thực hiện tốt hơn nữa công tác vận động các nhân sỹ, trí thức, các chức sắc tôn giáo, những người có uy tín lớn trong xã hội tham gia tích cực vào các hoạt động của mặt trận các cấp, qua đó góp phầncủng cố, tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội trong thực hiện các mục tiêu chung của đất nước.

Hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền quốc; quan tâm phát động các phong trào thi đua yêu nước với các hình thức thiết thực, hiệu quả, cụ thể; tránh phát động theo hình thức, thực hiện cứng nhắc, thiếu uyển chuyển.

Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường phối hợp trong phát huy dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

“Cần phối hợp trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo”, Thủ tướng nói.

Đề cập các nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn hai bên phát huy hơn nữa những kết quả đạt được để tiếp tục phối hợp hiệu quả các nhiệm vụ công tác, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cả hai bên mà Hiến pháp, luật pháp đã quy định.Bên cạnh đó là việc phối hợp triển khai chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào sự nghiệp xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc và chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân.

Trí Lâm
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ và MTTQ 'bắt tay' cùng giải quyết nạn thực phẩm bẩn