Trước việc Trung Quốc bất ngờ xả lũ ở thượng nguồn sông Hồng khiến nhiều vùng thấp ven sông bị ngập lụt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, nguyên nhân là do phía Trung Quốc  cung cấp thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa cho các cơ quan chức năng của Việt Nam còn rất hạn chế.

Chính phủ nói gì việc Trung Quốc xả lũ ở thượng nguồn sông Hồng?

Một Thế Giới | 31/10/2015, 07:00

Trước việc Trung Quốc bất ngờ xả lũ ở thượng nguồn sông Hồng khiến nhiều vùng thấp ven sông bị ngập lụt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, nguyên nhân là do phía Trung Quốc  cung cấp thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa cho các cơ quan chức năng của Việt Nam còn rất hạn chế.

Vào đầu tháng 10 vừa qua, trận lũ bất thường ở thượng nguồn sông Hồng khiến nhiều vùng thấp ven sông Hồng ngập lụt. Nguyên nhân được cho là do một số đập thủy điện ở Trung Quốc bất ngờ xả lũ đầu nguồn, khiến mực nước sông Hồng tại Lào Cai lên nhanh.
Thông tin về vấn đề này tại buổi Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10.2015, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, hiện nay, phía Trung Quốc đã xây dựng một số hồ chứa thượng nguồn các sông Đà, sông Thao, sông Lô, trong đó có một số hồ chứa gần khu vực biên giới. 
"Việc điều tiết, vận hành các hồ chứa này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước trên sông suối nước ta, đặc biệt là trên sông Hồng. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa cho các cơ quan chức năng của Việt Nam còn rất hạn chế, do vậy, việc dự báo, cảnh báo trên các sông xuyên biên giới còn bị động, công tác chỉ đạo ứng phó của các địa phương còn khó khăn", Bộ trưởng Nên nói.
Chính vì vậy, sau việc xả lũ vừa qua, ông Nên cho biết Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao trao đổi, hợp tác với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để chia sẻ dữ liệu khí tượng, thủy văn, phục vụ công tác phòng, chống thiên tai ngày càng chủ động hơn.
Được biết, từ năm 2011, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng trạm quan trắc tự động để giám sát tài nguyên nước tại đầu nguồn sông Hồng, đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan rà soát, trao đổi với các cơ quan hữu quan của Trung Quốc sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận bảo đảm chia sẻ, cung cấp thông tin, phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước, ô nhiễm môi trường nước trên các sông suối biên giới. 
"Hiện nay, chúng ta đang khẩn trương xây dựng 8 trạm quan trắc trên các sông suối biên giới Việt Nam - Trung Quốc, dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào vận hành vào giữa năm 2016; đồng thời Chính phủ cũng đang chỉ đạo triển khai thực hiện các Đề án cần thiết để tăng cường giám sát tài nguyên nước trên các sông suối xuyên biên giới", Bộ trưởng Nên nhận định.
Trước đó, vào ngày 11.10, sông Hồng ở khu vực thượng lưu bất ngờ có lũ về. Nhiều thông tin cho thấy phía Trung Quốc xả lũ với lưu lượng khá lớn. 
Cụ thể, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, lúc 14h ngày 11.10, mực nước sông Hồng tại Lào Cai lên nhanh và đạt đỉnh ở mức 81,41m, dưới mức báo động (BĐ) 2 là 0,59m. 
Đến 15h ngày 11.10, mực nước sông Hồng tại Lào Cai giảm xuống ở mức 81,34m (dưới BĐ 2 là 0,66m). Tại Yên Bái, mực nước sông Hồng đạt 30m (mức BĐ 1).
Theo ông Lưu Minh Hải - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, hằng ngày Cơ quan khí tượng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai vẫn truyền số liệu quan trắc mực nước sông cho nhau. 
Bình thường là tần suất 4 lần/ngày, khi có diễn biến bất thường thì thông báo với tần suất dày hơn. Tuy nhiên, các thông báo này chỉ đưa ra thông số lưu lượng nước chứ không nói là có xả lũ hay không. 
Nếu lưu lượng phía Trung Quốc cao bất thường thì có thể nhận định là do thủy điện bên đó xả lũ. Ông Hải cho rằng lũ lên nhanh trên sông Hồng ở Lào Cai sáng 11.10 là do kết hợp mưa lớn ở thượng nguồn mấy ngày trước và rất có thể là phía Trung Quốc xả lũ từ thủy điện.
Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ nói gì việc Trung Quốc xả lũ ở thượng nguồn sông Hồng?