Lầu Năm Góc là nơi chi tiền cho gói phát triển thế hệ thứ 5 của chiến đấu cơ F-35 lên tới 400 tỉ USD, chương trình đang bị dính vào một scandal khi truyền thông cho F-35 sẽ đi vào hoạt động mà không có khẩu súng máy 25mm cho tới năm 2019.
Chiến đấu cơ F-35 có thể sớm dùng được súng pháo
Một Thế Giới|13/01/2015, 15:49
Lầu Năm Góc là nơi chi tiền cho gói phát triển thế hệ thứ 5 của chiến đấu cơ F-35 lên tới 400 tỉ USD, chương trình đang bị dính vào một scandal khi truyền thông cho F-35 sẽ đi vào hoạt động mà không có khẩu súng máy 25mm cho tới năm 2019.
Lầu Năm Góc đã bác bỏ "cáo buộc vô căn cứ" của truyền thông và cho rằng thực sự chỉ cần tới 2018 là F-35 đã xài được súng rồi.
Ngày 7.1, Văn phòng chương trình nghiên cứu chiến đấu cơ F-35 của quân đội Mỹ (JPO) lên án truyền thông là không hiểu biết, phát ngôn thù địch về vấn đề súng pháo 25 mm của F-35 không thể hoạt động do không có phần mềm kiểm soát hoạt động.
"Chúng tôi cho rằng những cáo buộc của báo chí là vô căn cứ, đó là những cáo buộc về hai vấn đề súng 25mm và EOTS F-35 (hệ thống nhắm mục tiêu quan điện tử của máy bay F-35)", phát ngôn viên của Văn phòng Chương trình nghiên cứu F-35 Joe Della Vedova nói.
Mặc dù sử dụng ngôn từ mạnh mẽ như vậy, nhưng người phát ngôn của chương trình nghiên cứu F-35 cũng không thể bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc của truyền thông, nhất là cáo buộc được đưa ra từ cá chuyên gia quân sự hàng đầu.
Toàn cảnh về chiến đấu cơ tàng hình F-35
Ngày 7.1 ông Vodova cho biết, "trái với phương tiện truyền thông gần đây báo cáo sai, hệ thống điều khiển súng pháo 25mm của F-35 sẽ được chuyển giao trước khi hết năm 2017".
Tuy nhiên các tuyên bố này thực sự chỉ là đòn đánh lạc hướng, cái gọi là "Block 3F" là phần mềm điều khiển súng pháo 25mm thực sự chỉ được tới tay các phi công thử nghiệm vào năm 2017, các phi công lái F-35 sớm nhất năm 2018 mới được chạm tới gói nâng cấp này, theo kế hoạch thử nghiệm của Không quân Mỹ.
Kể cả khi đã được đưa đến tay phi công chính thức vào năm 2019 thì không có nghĩa là phần mềm đã được coi như hoàn thành. Phi công Mỹ chỉ được sử dụng thử và xem xét sửa lỗi để đưa vào hoạt động phiên bản phần mềm điều khiển bắn chính thức vào năm 2019.
JPO tuyên bố rằng F-35 sẽ được sử dụng "Block 3F vào năm 2018, sớm hơn một năm so với Không quân Mỹ mong đợi.
"Hải quân Mỹ sẽ được sử dụng phần mềm F3 vào năm 2018 ở mức IOC (khả năng hoạt động ban đầu)", ông Vedova cho biết.
Tuy nhiên báo cáo chính thức của Lầu Năm Góc trình lên quốc hội Mỹ cho thấy bản chất thực sự của việc rút ngắn thời gian 1 năm này:
"Đúng theo kế hoạch ban đầu đề ra với F-35 IMS phiên bản thứ 7, mục tiêu là Hải quân Mỹ sẽ nhận được phần mềm cho F-35C theo tiêu chí IOC sớm nhất là vào tháng 8.2018 và chắc chắn trước tháng 2.2019", theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2013.
Thực tế việc đưa vào hoạt động phần mềm kiểm soát bắn sớm hơn 1 năm thì cũng có nghĩa từ năm 2016 đến năm 2018 các máy bay F-35C được đưa vào hoạt động mà không có súng pháo để không chiến tầm gần.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
Ngày 23.11, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ TP.HCM tổ chức vòng thi bán kết và chung kết cuộc thi Công nghệ chế biến sau thu hoạch - năm 2024, tại Trường Đại học Công Thương TP.HCM.
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Nghiện đường đang gia tăng. Trên toàn cầu, lượng đường tiêu thụ đã tăng gấp bốn lần trong 60 năm qua và hiện chiếm khoảng 8% tổng lượng calo mà chúng ta nạp.