Trong thế kỷ 20, nếu chỉ xét về doanh số không có chiếc xe nào so được với sự thành công của chiếc Honda Super Cub. Thế kỷ 20 đã sinh ra một số loại xe gắn động cơ mang tính biểu tượng kéo dài. Đó là Model T của hãng Ford, Volkswagen “Beetle” của Đức và Vespa scooter của Ý. Tuy nhiên, xét về doanh số không có chiếc nào so được với sự thành công của chiếc Honda Super Cub, doanh số cao hơn cả ba chiếc kia gộp lại. Tính đến dòng C-100, trong tuần này chiếc Super Cub đã bán ra suốt đúng 60 năm
Thế kỷ 20 đã sinh ra một số loại xe gắn động cơ mang tính biểu tượng kéo dài. Đó là Model T của hãng Ford, Volkswagen “Beetle” của Đức và Vespa scooter của Ý. Tuy nhiên, xét về doanh số không có chiếc nào so được với sự thành công của chiếc Honda Super Cub, doanh số cao hơn cả ba chiếc kia gộp lại.
Tính đến dòng C-100, trong tuần này chiếc Super Cub đã bán ra suốt đúng 60 năm. Kể từ đó, nhu cầu đối với chiếc xe ổn định trong và ngoài nước, cụ thể là ở Đông Nam Á. Năm ngoái, tổng doanh số Super Cub của Honda Motor, bao gồm các kiểu xe thể thao và thương mại sử dụng cùng một nền tảng, vượt qua mốc 100 triệu USD, chiếm khoảng 30% trong tổng số 350 triệu chiếc xe gắn máy Honda đã bán trên toàn thế giới.
Bác bỏ triết lý “lỗi thời tiền định” bị một số nhà sản xuất kết án khi xây dựng sản phẩm của họ, dáng nhỏ gọn của chiếc Super Cub vẫn lập tức được nhận ra mặc dầu có những thay đổi nhỏ trong suốt 60 năm qua. Và trong khi không ai biết con số chính xác những chiếc xe vẫn còn trong tình trạng chạy tốt, những người chuộng đồ xưa đã đấu giá lên đến 300.000 yen chiếc C-100 ban đầu – gấp sáu lần giá bán chiếc xe vào năm 1958.
Năm 1958, “giai đoạn hậu chiến” được tuyên bố kết thúc, nền kinh tế của Nhật Bản cho thấy có những dấu hiệu hoạt động ổn định. Các thiết bị đem lại sự tiện lợi cho các người làm nội trợ – nồi cơm điện và máy giặt nằm trong số các thứ – có nhu cầu cao. Những người sở hữu tivi vượt qua cột mốc một triệu.
Vào tháng 2, công ty Mary Chocolate mở đầu phong tục giới thiệu đồ ngọt vào ngày Valentine với một chiến dịch bán hàng đặc biệt tại một cửa hàng bách hóa ở quận Shinjuku, Tokyo. Vòng lắc bụng giá 270 yen trở thành một thứ mốt qua đêm.
Nhật Bản cũng đang trong quá trình chuyển đổi, mặc dầu tiệm tiến, thành một quốc gia “trên bánh xe”. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của nước này vẫn còn một chặng đường dài để hoàn chỉnh – không chỉ có các xa lộ hiện đại nối kết các khu đô thị lớn chưa được xây, nhưng chỉ có khoảng 20% đường sá ở ở Nhật Bản được tráng nhựa. Với tỷ giá hối đoái 360 yen ăn 1USD, hàng hóa nhập khẩu như xăng dầu và cao su còn đắt đỏ.
Một điều mà Nhật Bản đã có là một ngành sản xuất xe gắn máy phát triển mạnh – với hàng chục công ty sản xuất các kiểu xe từ xe hai bánh gắn máy đơn giản đến xe Rikuo 750cc – đôi khi được phong là “Lộ Vương” – được sản xuất với sự hợp tác cùng Harley-Davidson từ năm 1929 đến 1958. Đến năm 1958, xe gắn máy đông hơn người chạy xe hơi với tỷ lệ 6/1.
Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Soichiro Honda, một thợ máy tài năng có óc kinh doanh và rất táo bộ, đã mua một cơ sở cung cấp động cơ nhỏ còn thừa lại sau chiến tranh đã được dùng phát điện cho các radio quân sự. Tại cửa tiệm của ông ở Hamamatsu, hạt Shizuoka, ông bắt đầu lắp các động cơ ấy vào xe đạp, độ yutanpo (bình chứa nước nóng thường được dùng để bên giường) thành bình nhiên liệu.
Được động viên bởi những phản ứng ủng hộ từ khách hàng, bước tiếp theo của ông Honda, vào năm 1952, là cung ứng một bộ gồm một động cơ nhỏ màu đỏ và bình xăng màu trắng – màu sắc của lá cờ Nhật Bản. Được đặt tên là “Cub”, chiếc xe được chuyển đến các tiệm bán xe đạp khắp Nhật Bản, đặt nền tảng cho một hệ thống mạng lưới đại lý trong tương lai.
Vào thời đó, công ty đã chuyến đến Tokyo và tiến hành nghiên cứu và phát triển nhằm đáp ứng mối quan tâm say mê trong việc “chạy đua” của người sáng lập. (Câu nói được trích dẫn “Chạy đua cải thiện giống nòi,” được cho là của Honda.)
Năm 1956, Honda và Takeo Fujisawa, người sẽ trở thành phó chủ tịch đầu tiên của công ty, đã dành vài tháng đi du lịch châu Âu. Chuyến đi dài ngày ấy giúp họ có thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường châu Âu đối với xe scooter và xe moped (xe đạp có động cơ bị luật quy định tốc độ 40km/giờ). Quay về Nhật, quyết tâm đánh vào người châu Âu bằng sản phẩm của chính họ, Honda kiên trì cùng các kỹ sư và các nhà thiết kế tại trung tâm kỹ thuật Shirako của công ty ở hạt Saitama.
Từ khái niệm ban đầu đến lúc ra mắt sản phẩm, thời gian cưu mang Super Cub mất khoảng 20 tháng. Trong thời gian đó, các nhà phát triển đã ứng dụng đặc trưng khung dạng ống (underbone), với bình xăng đặt bên dưới ghế ngồi để người lái dễ ngồi lên xe, giống như dòng scooter.
Có lẽ quyết định quan trọng nhất của Honda là nhấn mạnh vào việc trang bị máy mới với một động cơ bốn thì 50cc. Tiêu chuẩn công nghiệp đối với các kiểu phương tiện di chuyển ngắn trong những ngày đó là động cơ hai thì, bị Honda bài xích vì hai lý do thực dụng và thẩm mỹ. Trong khi đơn giản rẻ tiến để sản xuất và không tốn kém để hoạt động, động cơ hai thì thời đó ồn ào, không đáng tin cậy và chạy bằng xăng pha nhớt tạo ra luồng khói thải.
Cấu hình van bên trên, bốn thì, làm mát bằng gió của chiếc Super Cub đã làm cuộc cách mạng động cơ 50cc. Dù ít hao xăng, nó vẫn tạo ra 4,5 sức ngựa, hiệu suất nhanh và đủ mô men để tải nặng. Tuy vậy, nó chạy êm ru dọc theo các đường phố dân cư để giao báo và sữa mà không làm người dân thức giấc. Giá ban đầu của chiếc xe là 55.000 yen – tương đương với ba tháng lương của một người là ăn lương – không hề rẻ vào thời đó, nhưng chi phí hoạt động và thuế thấp đủ để biện minh cho việc sắm xe.
Nhờ bộ vỏ xe 17-inch – được chứng minh lý tưởng đối với các con đường xấu thời đó – và vị trí ngồi thẳng, chiếc Super Cub tự hào cân bằng tốt và ổn định, được mô tả như một người “như ngồi ở trung tâm một con thuyền.”
Một tính năng thứ hai thường đưa ra như là trách nhiệm cho sự thành công của kiểu xe là việc áp dụng một khớp ly hợp ly tâm tự động (hệ thống côn). Bình thường hoạt động một chiếc xe đòi hỏi sự phối hợp giữa van gió trên tay lái bên phải, tay côn và số bên tay trái, thường được dịch chuyển bằng chân trái. Loại bỏ nhu cầu giải phóng côn khi sang số cho phép lái một tay – nên nhân viên giao hàng nhà hàng có thể lái một tay, tay kia xách hàng.
Khả năng lái một tay này tạo nên một sự cộng sinh người-máy vẫn tiếp tục cho đến nay, và ở hầu hết các thị trấn hoặc thành phố ở Nhật Bản, chiếc Super Cub độc đáo có thể đậu sát bên những xe hàng rong, hoặc bên ngoài tiệm ăn.
Doanh số của chiếc Super Cub kể từ lúc tung ra vào ngày 1/8/1958, và các đơn hàng lập tức đổ vào tăng gấp đôi so với dự đoán ban đầu, rồi tăng gấp đôi lần nữa. Honda xây một nhà máy mới ở hạt Mie để đáp ứng nhu cầu. Sản xuất tại hải ngoại bắt đầu năm 1961 ở Đài Loan và Super Cub hiện nay được sản xuất tại 15 nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Năm ngoái, tổng sản lượng tại ba nhà máy Honda của Việt Nam – bắt đầu hoạt động từ năm 1997, đạt con số khó tin là 1,02 triệu chiếc, với các nhà máy ở Thái Lan và Indonesia theo sau sát nút. Qua nhiều thập kỷ, Super Cub trở thành con ngựa thồ của châu Á.
Trần Bích(theo Japan Times)