Việc hàng hóa Trung Quốc ‘rửa nguồn’ để né thuế không mới, và mô hình này có thể sẽ lan rộng sang các nhà sản xuất thiết bị điện tử vừa và nhỏ ở Hong Kong nếu Mỹ mở rộng phạm vi hàng hoá bị đánh thuế.

Trung Quốc sẽ ‘rửa nguồn’ hàng hóa để tránh thuế của Mỹ?

Anh Đủ | 19/09/2018, 12:32

Việc hàng hóa Trung Quốc ‘rửa nguồn’ để né thuế không mới, và mô hình này có thể sẽ lan rộng sang các nhà sản xuất thiết bị điện tử vừa và nhỏ ở Hong Kong nếu Mỹ mở rộng phạm vi hàng hoá bị đánh thuế.

Khi cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng leo thang, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà phân tích nói rằng các nhà sản xuất Trung Quốc có khả năng lách những mức thuế nhập khẩu bằng cách rửa nguồn hàng hóa. Tình hình này đặt ra câu hỏi liệu những loại thuế đó có phải là cách hiệu quả để cân bằng quan hệ thương mại hay không.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã dành thắng lợi tại cuộc bầu cử vào năm 2016 một phần do cam kết mang lại công bằng thương mại hơn cho đất nước của ông. Vào tháng giêng, ông đã khởi động bằng cách áp thuế mới đối với máy giặt và tấm pin mặt trời của Trung Quốc. Vào ngày 7/9, ông Trump nói với các phóng viên rằng ông đã sẵn sàng mở rộng lệnh trừng phạt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc thêm 267 tỷ đôla. Ông cũng đã từng tuyên bố trước đó về thuế nhập khẩu 200 tỷ USD mà chính quyền ông đã xem xét.

Khi cả hai quốc gia liên tục đe dọa lẫn nhau, các nhà phân tích nói rằng các nhà sản xuất Trung Quốc đã sẵn sàng để vượt qua thời kỳ này.

Dane Chamorro, giám đốc cao cấp của công ty tư vấn rủi ro quốc tếControl Riskscó trụ sở tại Singapore cho biết: “trong ngắn hạn, các biến động về thương mại như thế này luôn dẫn đến “giải pháp thay thế” hoặc gian lận, đặc biệt là vì nhiều sản phẩm trong danh sách này có tỷ suất rất thấp nên với mức thuế nhập khẩu 10% không nhà sản xuất nào còn lợi nhuận”.

Ông Chamorro, người đã từng làm việc với các chuỗi cung ứng liên quan đến các nhà máy ở Trung Quốc cho biết: “Các trường hợp này (gian lận) là cao vì các chuỗi cung ứng cần thời gian để thích ứng, chúng không thể được thiết lập lại chỉ sau một đêm”.

Một trường hợp điển hình là ngành công nghiệp mật ong Trung Quốc. Trung Quốc là nước sản xuất mật ong lớn nhất nhưng các công ty của Trung Quốc đã phải chịu thuế chống bán phá giá của Mỹ từ năm 2001.

Trong nhiều năm, các công ty Trung Quốc này đã thiết lập quy trình rửa nguồn hàng bằng cách vận chuyển những thùng lớn mật ong không dán nhãn sang một số quốc gia Đông Nam Á. Mật ong sau đó được đóng vào lọ và ghi nhãn với nguồn gốc xuất xứ là chính những quốc gia Đông Nam Á này.

Các lọ mật ong sau đó được chuyển đi từ các quốc gia Đông Nam Á này đến Hoa Kỳ mà không phải chịu thuế chống bán phá giá. Một nguồn tin riêng cho biết: “Tình hình này vẫn đang tiếp tục diễn ra.”

Ngành công nghiệp ván ép là một ví dụ khác. Một nhà tư vấn rủi ro nói vớiNikkei Asian Review, “Chúng tôi đã theo dõi lô hàng gỗ dán từ Trung Quốc và chụp ảnh chúng được tháo rời ra và đóng gói lại tại các nhà máy Việt Nam với bao bì của công ty Việt Nam đó để chuyển tiếp sang Mỹ”

Mark Michelson, chủ tịch Diễn đàn CEO châu Á, cho biết ông đánh giá mô hình này sẽ lan rộng sang các nhà sản xuất thiết bị điện tử vừa và nhỏ ở Hong Kong nếu Mỹ mở rộng phạm vi hàng hoá bị đánh thuế.

Tuy nhiên, những chuyên gia khác lại cho rằng chính quyền Mỹ đã có phương án đối phó với sự gian lận. Chủ tịch Hội đồng Tàu biển Hong Kong Willy Lin Sun-mo cho biết ông hy vọng “những con cừu đen trên thị trường” sẽ cố gắng lách qua các mức thuế của Mỹ thông qua hình thức gian lận, do rằng cần có thời gian để thiết lập các hoạt động bên ngoài Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng hải quan Mỹ sẽ nhận thấy bất kỳ sự gia tăng đột ngột nào trong các lô hàng từ các nước như Việt Nam, đặc biệt là nếu những hàng hóa đó đã từng được nhập khẩu từ Trung Quốc. Rất hiếm khi các thương hiệu có sẵn đột nhiên chuyển sang mua từ một nhà máy mới ở một quốc gia mới sau một thời gian dài đã mua hàng từ các nhà máy ở Trung Quốc.

Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ cho biết trong báo cáo gửi ông Trump vào tháng 11 rằng, các tế bào quang điện silicon trong suốt được sản xuất tại Trung Quốc chịu thuế chống bán phá giá từ năm 2012, đã được chuyển đến Đài Loan và qua các nước khác trước khi nhập khẩu vào Mỹ để tránh thuế nhập khẩu.

Sau đó, Hoa Kỳ đã mở rộng các mức thuế áp lên tất cả các tế bào quang điện silicon trong suốt từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Nhưng các chi nhánh của những nhà sản xuất Trung Quốc này ở Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam chỉ cần đơn giản là tăng số lượng các chuyến hàng đến Mỹ.

Ngân Giang(theo Nikkei)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc sẽ ‘rửa nguồn’ hàng hóa để tránh thuế của Mỹ?