Gần đây nổ ra dịch bệnh Ebola ở Tây Phi khiến thế giới hoang mang. Đọc báo thấy nhiều người có trí tưởng tượng phong phú liền tung tin đồn đấy là lời tiên tri linh ứng với bệnh dịch. Thực ra từ trước đến nay những bệnh dịch lan tràn như AIDS, Ebola, West Nile (dịch virus tây sông Nin), SARS... và hàng trăm loại bệnh dịch khác từ vài thập kỷ gần đây đều không "tự nhiên" xuất hiện...

Chiếc hộp Pandora và hệ sinh thái ‘bệnh dịch’

Một Thế Giới | 09/08/2014, 11:38

Gần đây nổ ra dịch bệnh Ebola ở Tây Phi khiến thế giới hoang mang. Đọc báo thấy nhiều người có trí tưởng tượng phong phú liền tung tin đồn đấy là lời tiên tri linh ứng với bệnh dịch. Thực ra từ trước đến nay những bệnh dịch lan tràn như AIDS, Ebola, West Nile (dịch virus tây sông Nin), SARS... và hàng trăm loại bệnh dịch khác từ vài thập kỷ gần đây đều không "tự nhiên" xuất hiện...

Có một cụm từ mà những năm trở lại đây nhiều người biết đến, đó là "dịch vụ hệ sinh thái" (ecosystem services). "Dịch vụ hệ sinh thái" chỉ những "dịch vụ" miễn phí mà môi trường và thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Ví dụ như rừng cây giữ đất, giúp lọc sạch nước mà chúng ta uống; ví dụ như chim chóc, ong và các loài côn trùng thụ phấn cho hoa màu... Tất cả các dịch vụ này đều vô cùng cần thiết với đời sống của loài người, dù là về mặt sinh học hay mặt kinh tế.

Gần đây nổ ra dịch bệnh Ebola ở Tây Phi khiến thế giới hoang mang. Đọc báo thấy nhiều người có trí tưởng tượng phong phú liền tung tin đồn đấy là lời tiên tri linh ứng với bệnh dịch. Thực ra từ trước đến nay những bệnh dịch lan tràn như AIDS, Ebola, West Nile (dịch virus tây sông Nin), SARS... và hàng trăm loại bệnh dịch khác từ vài thập kỷ gần đây đều không "tự nhiên" xuất hiện. Tất cả những dịch bệnh này đều là hậu quả rất liên quan của việc loài người tàn phá thiên nhiên, đặc biệt là nạn buôn bán, nuôi giữ và ăn thịt thú rừng.

60% dịch bệnh lây lan có căn nguyên từ động vật, và 2/3 trong số đó bắt nguồn từ động - thực vật hoang dã. Nghiên cứu của viện International Livestock Research Insititude chỉ ra rằng hàng năm có khoảng hai triệu người chết vì dịch bệnh lây lan từ động vật (bao gồm động vật nuôi và động vật hoang dã) sang cho loài người. Ví dụ điển hình cho việc hệ sinh thái bị phá hủy có thể gây ra dịch bệnh là về virus Nipah ở Nam Á, đây là loại virus có họ hàng với virus Hendra ở Úc. Loài virus này sống cộng sinh với loài dơi ăn hoa quả Pteropus vampyrus. Dơi là loài động vật có tập tính ăn rất xấu, thường làm rơi vãi rất nhiều quả và hạt. Dịch bệnh bắt đầu lan tràn ở Malaysia vào năm 1999 khi người dân nơi đây phá rừng để làm nơi sinh sống. Những chú dơi ăn hoa quả và làm rơi vãi quả bị cắn dở xuống đất, những chú heo được nuôi dưỡng bởi con người ăn quả này và bị lây nhiễm virus từ dơi, và những người ăn, giết mổ heo bị lây nhiễm virus này từ đó. Thời ấy có khoảng 276 người nhiễm virus, 106 người chết, rất nhiều người khác chịu hậu quả lâu dài từ loại virus này, bao gồm cả rối loạn thần kinh tê liệt. Cho đến nay vẫn không có vắc xin hay phương thuốc nào có thể dùng để chữa trị, và từ năm 1999 đến nay đã có khoảng 12 dịch virus nhỏ hoành hành ở Nam Á.

Ví dụ như bệnh ADIS chẳng hạn, bắt nguồn từ châu Phi, lây nhiễm từ tinh tinh (chimpanzee) sang cho người vào khoảng năm 1920, do những kẻ ưa ăn thịt thú rừng. Nên nhớ rằng loài động vật càng có họ gần gũi với con người, như những loài linh trưởng, thì khả năng lây nhiễm dịch bệnh lại càng cao.

Một ví dụ khác liên quan đến bệnh sốt rét và tỉ lệ phá rừng. Nghiên cứu ở khu vực Amazon cho thấy tỉ lệ phá rừng cứ tăng lên 4% thì tỉ lệ bệnh sốt rét đồng thời tăng lên 50%. Bởi vì những con muỗi có chứa khuẩn sốt rét thường sống và tụ tập ở những khu rừng bị phá hủy, có tỉ lệ ánh nắng và bóng râm lý tưởng cho chúng sinh sống. Phá hủy rừng làm nơi sinh sống cũng giống như đã tự mở chiếc hộp Pandora (*) vậy. Chính loài người chúng ta đã để bệnh dịch được lây lan và lan tràn như hiện nay.

Bệnh dịch Lyme cũng là một "sản phẩm" từ việc phá hoại rừng cây và môi trường. Phá rừng đồng nghĩa với việc đuổi những loài động vật lớn, đặc biệt là động vật săn mồi như sói, cáo, chim cú và chim ưng ra khỏi khu vực đó. Điều này đồng nghĩa với việc tạo môi trường sống lý tưởng cho loài chuột, và chuột chính là vật chủ lý tưởng cho loại khuẩn này. Khi chúng ta phá hủy thiên nhiên, chặt rừng, phá cây... Chúng ta đã gián tiếp giết hại những loài động vật sinh sống phụ thuộc vào rừng, và gián tiếp xóa đi "dịch vụ miễn phí" mà chúng đang làm cho chúng ta. Có những "dịch vụ" được "vận hành" bằng nhiều loài động vật, nhưng có những "dịch vụ" chỉ có thể "vận hành" bằng một hoặc hai loài động vật "đặc biệt" mà thôi.

Cho đến nay các nhà khoa học ước tính rằng chỉ có khoảng 1% dịch bệnh từ động - thực vật hoang dã được biết đến. Có nghĩa là còn nhiều lắm các loại dịch bệnh mà loài người chúng ta chưa biết. Cách để phòng ngừa những bệnh này, đó là tôn trọng thiên nhiên và môi trường, không phá hủy rừng cây và không buôn bán, nuôi giữ hay ăn thịt động vật hoang dã.

Có nên cố gắng bảo vệ thiên nhiên, sự đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái mà chúng ta đang được hưởng, hay cứ tiện tay phá hủy thiên nhiên để xây dựng nhà máy, khu công - nông nghiệp? Tất cả đều phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người trên thế giới này.

Có điều hãy nhớ, chiếc hộp Pandora một khi được mở ra sẽ không thể đóng lại được nữa.

Nguyễn Thị Thu Trang (Du học sinh đại học Cambridge,  Anh) 
Theo Người Đô Thị
(*) Theo wikipedia: trong thần thoại Hy Lạp, sự tích về chiếc hộp Pandora kì bí đã để lại cho nhân gian những điều thú vị và hấp dẫn. Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà Zeus đã tặng cho nàng Pandora - người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người. Nàng Pandora đã được Zeus dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò của mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh… và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút "hy vọng" mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiếc hộp Pandora và hệ sinh thái ‘bệnh dịch’