Bắc Kinh đã đóng cửa nhiều cơ sở kinh doanh và khu dân cư hơn vào ngày 29.4 với việc các nhà chức trách tăng cường truy vết liên lạc để ngăn chặn sự bùng phát dịch COVID-19.

‘Chỉ vào, không ra’: Bắc Kinh đóng cửa nhiều hơn khi sự tức giận gia tăng ở Thượng Hải

Sơn Vân | 29/04/2022, 20:21

Bắc Kinh đã đóng cửa nhiều cơ sở kinh doanh và khu dân cư hơn vào ngày 29.4 với việc các nhà chức trách tăng cường truy vết liên lạc để ngăn chặn sự bùng phát dịch COVID-19.

Trong khi sự bất bình trước việc phong tỏa kéo dài 1 tháng ở Thượng Hải ngày càng tăng.

Tại Thượng Hải - trung tâm tài chính Trung Quốc, những người bị chắn bởi hàng rào đã phản đối việc phong tỏa và khó khăn trong việc xin thêm thực phẩm dự phòng bằng cách đập xoong nồi vào buổi tối, theo một nhân chứng của Reuters và người dân.

Chính quyền Thượng Hải đã không trả lời ngay lập tức khi được đề nghị bình luận.

Tại Bắc Kinh, các nhà chức trách đang chạy đua với thời gian để phát hiện các ca mắc COVID-19 và cách ly những người xung quanh họ.

Một tấm biển đặt bên ngoài khu dân cư phức hợp có nội dung "Chỉ vào. Không đi ra".

Joanna Szklarska (cư dân Ba Lan 51 tuổi) được gửi đến một khách sạn cách ly vì tiếp xúc gần với ca mắc COVID-19, nhưng từ chối chia sẻ căn phòng chỉ có một giường với hàng xóm của mình.

Cô đã được đưa về nhà, nơi chính quyền đã lắp đặt một chiếc chuông báo động trước cửa nhà. Sau đó, Joanna Szklarska được gọi trở lại khách sạn, nơi cô hiện có phòng riêng của mình.

Trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 29.4, các quan chức y tế Trung Quốc đã không trả lời các câu hỏi về việc liệu Bắc Kinh có phong tỏa hay hoàn cảnh nào để đưa ra các biện pháp như vậy.

Những hạn chế nghiêm ngặt ở Trung Quốc đã không còn ở nhiều nơi trên thế giới chọn sống chung với vi rút SARS-CoV-2. Những dấu hiệu thất vọng thường xuyên của người dân sẽ gây khó chịu cho chính quyền Trung Quốc.

Nomura (công ty cổ phần tài chính Nhật Bản) ước tính 46 thành phố ở Trung Quốc đang trong tình trạng phong tỏa toàn bộ hoặc một phần, ảnh hưởng đến 343 triệu người.

Societe Generale (một trong những công ty dịch vụ tài chính lớn của châu Âu) ước tính rằng các tỉnh bị hạn chế di chuyển đáng kể chiếm 80% sản lượng kinh tế Trung Quốc.

chi-vao-cua-khong-di-ra-bac-kinh-dong-cua-nhieu-hon.jpg
Các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ thu thập gạc từ người dân tại một địa điểm xét nghiệm axit nucleic tạm bợ trong bối cảnh COVID-19 bùng phát ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 29.4 - Ảnh: Reuters

Hôm 29.4, các quan chức cho biết có hàng chục ca mắc COVID-19 mới ở Bắc Kinh, ít hơn nhiều so với con số hàng ngàn của Thượng Hải.

Tại quận Triều Dương, nơi đầu tiên ở Bắc Kinh xét nghiệm hàng loạt trong tuần này, đã bắt đầu vòng xét nghiệm cuối cùng trong ba vòng vào ngày 29.4 với 3,5 triệu cư dân. Hầu hết các quận khác sẽ xét nghiệm vòng thứ ba vào 30.4.

Nhiều khu chung cư bị phong tỏa, ngăn không cho cư dân rời đi; một số spa, lounge KTV, phòng tập thể dục, rạp chiếu phim, thư viện và ít nhất hai trung tâm mua sắm đã đóng cửa vào ngày 29.4.

Những người gần đây đã đến các địa điểm trong khu vực mà chính quyền tuyên bố là "có nguy cơ" nhận được tin nhắn văn bản yêu cầu họ ở lại đến khi nhận được kết quả xét nghiệm.

"Xin chào các công dân! Gần đây bạn đã ghé thăm cửa hàng mì bò & gà kho ở cộng đồng Guanghui Li. Vui lòng báo cáo cho khu nhà hoặc khách sạn của bạn ngay lập tức, ở yên và chờ thông báo về việc xét nghiệm axit nucleic. Nếu vi phạm các yêu cầu trên và làm cho dịch lây lan, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý", trích một văn bản như vậy.

Kỳ nghỉ lễ 30.4 đến 4.5 là một trong những mùa du lịch bận rộn nhất Trung Quốc nhưng ngành du lịch đang thua lỗ và có tương lai ảm đạm. Nhiều khách sạn dự kiến ​​sẽ đón ít du khách hơn năm nay trong kỳ nghỉ sắp tới, ngay cả khi giảm giá phòng và tung ra các khuyến mãi vì Trung Quốc chống chọi với đợt bùng phát dịch lớn nhất kể từ khi vi rút SARS-CoV-2 xuất hiện ở Vũ Hán cuối năm 2019 qua việc phong tỏa và hạn chế di chuyển.

Các công ty mở lại nhà máy ở Thượng Hải đang đặt phòng khách sạn để làm chỗ ở cho nhân viên và biến các xưởng bỏ trống thành cơ sở cách ly tại chỗ khi chính quyền thúc giục họ tiếp tục làm việc theo quy định liên quan đến COVID-19.

Vì chịu đựng cảnh phong tỏa, nhiều người nước ngoài muốn rời khỏi Thượng Hải, làm giảm sức hấp dẫn của trung tâm tài chính Trung Quốc và khiến những người khác phải suy nghĩ lại về tương lai của họ ở đô thị này.

Để đối phó với COVID-19 và các làn sóng dịch, Trung Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế, làm tăng chỉ số chứng khoán CSI300 và SSEC từ mức thấp nhất 2 năm qua hôm 25.4.

Zhiwei Zhang, Chủ tịch công ty quản lý đầu tư Pinpoint Asset Management, cho biết mục tiêu là cân bằng giữa việc bùng phát dịch bệnh và tăng trưởng kinh tế.

"Điều này cho thấy chính phủ có thể điều chỉnh chính sách Zero COVID để trở nên linh hoạt hơn", Zhiwei Zhang nói.

Các nhà chức trách Trung Quốc nói rằng chiến đấu với COVID-19 là quan trọng để cứu mạng người.

Liang Wannian, người đứng đầu hội đồng ứng phó với COVID-19 của Ủy ban Y tế Quốc gia, nói: “Cuộc chiến chống lại dịch COVID-19 là một cuộc kháng chiến, một cuộc chiến của nhân dân”.

Tại Thượng Hải, các nhà chức trách nói gần đây đã có nhiều người dần dần được phép rời khỏi nhà của họ. Hơn 12 triệu, gần một nửa dân số Thượng Hải, hiện ở trong tình trạng đó.

Tuy nhiên, nhiều người không thể rời khỏi cơ sở kinh doanh của họ, trong khi có thể có ít nơi để đi vì các cửa hàng và địa điểm khác đã đóng cửa. 52.000 cảnh sát thực hiện việc giám sát và yêu cầu họ trở về nhà.

Nhiều cư dân đã phàn nàn về chính sách không linh hoạt, mà đôi khi không tính đến các trường hợp sức khỏe khẩn cấp hoặc các hoàn cảnh cá nhân khác.

"Một số công an cảm tính hoặc quá máy móc", Shu Qing, Cục trưởng Cục Công an thành phố, nói với các phóng viên, thừa nhận thiếu sót.

Bài liên quan
Bắc Kinh xét nghiệm 20 triệu người, chỉ số chứng khoán Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 2 năm qua
Dân chúng trên khắp Bắc Kinh đã hòa vào dòng người ngày càng đông chờ xét nghiệm COVID-19 vào ngày 26.4.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
một giờ trước Thị trường và chính sách
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Chỉ vào, không ra’: Bắc Kinh đóng cửa nhiều hơn khi sự tức giận gia tăng ở Thượng Hải