Nếu như Đạm Ninh Bình thua lỗ 4 năm liên tiếp với hơn 3.000 tỉ đồng thì 2 dự án còn lại là Đạm Lào Cai và Hà Bắc cũng làm ăn "bết bát" không kém, cùng với hàng loạt sai phạm.
Nhưđã đưa tin, Ủyban Kiểm tra Trung ương đã công bố các vi phạm tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem). Cụ thể là Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 đã thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên; không xem xét, xử lý trách nhiệm đối với một số cán bộ, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tập đoàn có vi phạm, khuyết điểm để các đơn vị hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nhiều năm; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm một số trường hợp vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước...
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng nêu rõ những sai phạm, khuyết điểm của lãnh đạo Vinachem khi đầu tư vào các dự án Đạm Ninh Bình, Hà Bắc, Lào Cai.
"Với dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, mặc dù đã được các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn cảnh báo dự án hiệu quả thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, song HĐTV và Tổng giám đốc tập đoàn vẫn trình cấp có thẩm quyền quyết định triển khai, dẫn đến nhà máy liên tục thua lỗ với số tiền trên 2.500 tỉ đồng. Nhiều dự án tập đoàn đầu tư không hiệu quả, trong đó có 4/5 dự án lỗ lũy kế trên 4.200 tỉ đồng", Ủyban Kiểm tra Trung ương nêu rõ.
Dù đã được cảnh báo thua lỗ trướcnhưng cáclãnh đạo Vinachem vẫn cương quyết làm cácdự án này. Vậy, 3dự án trên đã hoạt động sai phạm và thua lỗ ra sao?
Đạm Ninh Bình có vốn đầu tư 12.000 tỉ đồng, lỗ 3.000 tỉ đồng
Dự án Đạm Ninh Bình có công suất 560.000 tấn/năm, vốn đầu tư 12.000 tỉ đồng. Đây là dự án lớn nhất của Vinachemdo tập đoàn này sở hữu 100% nhưng vốn tự có khi đó chỉ là 100 triệu USD, còn lại Eximbank Trung Quốc cho vay 250 triệu USD, lãi suất ưu đãi 4%/năm, cố định trong vòng 15 năm, với điều kiện phải ký hợp đồng với nhà thầu HQC của Trung Quốc.
Nhà máy được vận hành chính thức vào năm 2012 và vẫnthua lỗ từ đó đến nay. Cụ thể là lỗ lũykế nặngkhi năm 2012 lỗ 75 tỉ đồng, năm 2013 lỗ trên 759 tỉ đồng, năm 2014 ước lỗ trên 500 tỉ đồng, năm 2015 lỗ trên 592 tỉ đồng. Lỗ lũy kế tới nay lên tới trên 3.058 tỉ đồng.
Tới thời điểm ngày 28.7.2016, tổng số tiền nợ của Đạm Ninh Bình là 10.257 tỉ đồng, nợ quá hạn 227,3 tỉ đồng. Trong đó, vay dài hạn là hơn 8.410 tỉ đồng, vay ngắn hạn gần 1.627 tỉ đồng. Khoản nợ quá hạn hơn 227 tỉ đồng đều là khoản vay ngắn hạn.
Mới đây, Vinachem đã có văn bản xin Chính phủ cho phép khoanh nợ và hỗ trợ trả khoản vay 162 triệu USD từ Eximbank Trung Quốcđể triển khai dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ Tài chính là tập đoàn này phải tự tập trung mọi nguồn lực để trả nợ để không làm ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ.
Đạm Lào Cai thì "dính" hàng loạt sai phạm
Cuối năm 2014, Công ty cổ phần DAP số 2 - Vinachem thuộc Công ty TNHH MTV Tập đoàn Hoá chất Việt Nam tổ chức lễ xuất xưởng lô sản phẩm phân bón Diamon Photphat (DAP) đầu tiên từ dây chuyền sản xuất DAP công suất 330.000 tấn/năm. Tuy nhiên, chỉ trong nửa đầu năm 2016, DAP Lào Cai đã lỗ 281 tỉ đồng.
Mới đây, DAP Lào Cai cũng bị Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra nhiều sai phạm. Theo kết luận thanh tra, chủ đầu tư DAP Lào Cai đã có nhiều sai sót, làm tăng tổng mức đầu tư gần 79,9 tỉ đồng.
Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng nhà máy DAP số 2 đã sử dụng chi phí quản lý dự án vượt hơn 25,7 tỉ đồng; nghiệm thu, thanh toán vượt hơn 1,2 triệu USD tiền thuế giá trị gia tăng mua hàng nhập khẩu tại gói thầu EPC...
Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2016 mới đây do Kiểm toán Nhà nước công bố cho thấy dự án xây dựng công trình Nhà máy sản xuất phân bón Diamon Photphat số 2 trong quá trình thực hiện đã có những dấu hiệu vi phạm pháp luật, chonên đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tralàm rõ.
Đạm Hà Bắc lỗ kéo dài tới năm 2019
Nhà máy Đạm Hà Bắc được thành lập từ năm 1960. Năm 2010, Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Hanichemco) triển khai dự án cải tạo, mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc với tổng vốn đầu tư 568 triệu USD.
Công suất nhà máy được nâng lên 500.000 tấn urê, trong đó đầu tư một dây chuyền sản xuất mới có công suất 320.000 tấn urêvà cải tạo dây chuyền sản xuất hiện có sang sử dụng nguyên liệu than cám có công suất 180.000 tấn urê một năm.
Theo báo cáo của công ty, năm 2015, khi dự án đi vào hoạt động cũng là lúc công ty lâm vào thua lỗ nặng với con số 675 tỉ đồng. Năm 2016 số lỗ dự kiến khoảng 488 tỉ đồng.
Đến năm 2019, Đạm Hà Bắc dự kiến hết lỗ lũykế. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá phân đạm giảm mạnh cùng sự cạnh tranh quyết liệt, số lỗ của công ty có nguy cơ sẽ lớn hơn nhiều lần so với dự báo ban đầu.
Tuyết Nhung